Hình ảnh những chú chim, con tằm và vật nuôi trong nhà

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 94)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.3. Hình ảnh những chú chim, con tằm và vật nuôi trong nhà

Bài thơ 鳥鳴澗”Điểu minh giản, với hình ảnh 山鳥”, chim núi xuất hiện rất hay và mang tính bất ngờ cao thể hiện một ý thơ độc đáo. Chim là một loài vật đại diện cho tính động của không gian trong bài thơ này, nhƣng lại bất ngờ với ánh trăng lên, một trạng thái rất tĩnh, hình ảnh chú chim núi xuất hiện lại tô điểm thêm cho bức tranh tĩnh lặng trong đêm thanh vắng, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu lại tạo một cảm giác hƣ ảo trong đêm hƣớng đến tâm thức thoát tục của thi nhân.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

月出驚山鳥,

時鳴春澗中.

Nguyệt xuất kinh sơn điểu, Thời minh xuân giản trung.

Trăng lên, chim núi giật mình Tiếng kêu thủng thẳng

đưa quanh khe đồi

Tiếng kêu của chú chim núi rất nhẹ nhàng trong đêm thanh vắng, tiêng kêu không liên tục mà thỉnh thoảng lại kêu thể hiện một trạng thái nhàn nhã và thanh tịnh không chỉ của khung cảnh mà chú chim cũng cảm nhận đƣợc. Nếu không gian và khung cảnh là tĩnh thì sự xuất hiện của chim núi là một dấu nhấn điểm tô cho không gian đó thêm phần tĩnh lặng.

Khi đi vào cảm nhận bài thơ 歸嵩山作”Quy Tung sơn tác, ngƣời thƣởng thức giƣờng nhƣ quên đi không gian hiên tại chìm vào thiên nhiên say đắm với những câu thơ.

Khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ hết sức mơ mộng, trong đó có ý thơ với hình ảnh cánh chim bay về và đƣợc thi nhân cùng cảm nhận giống nhƣ tâm trạng của mình. Khi chim bay về tìm đàn của mình khi bóng chiều dần xuống hợp với tâm trạng của thi nhân khi sau chuyến hành trình và quay trở về Tung Sơn.

Bài thơ với ý thơ hay, khi về nhà ngƣời viết lại liên tƣởng đến câu thơ của Huy Cận “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” cũng với ý thơ nhƣng mang một tâm thức khác hơn khi một ngƣời con xa quê ám ảnh bởi những hình ảnh quen thuộc của quê nhà. Chú chim dƣờng nhƣ có cùng cảm nhận giống nhƣ ngƣời và hiểu đƣợc lòng ngƣời khi cả hai cùng về, đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống khi tối đến chim về tổ tìm bạn ngƣời thì về tìm lại chốn quê thân yêu.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

暮禽相與還 Mộ cầm tương dữ hoàn Chim hôm dường đợi chờ

Cái hay của bài thơ không chỉ ở ý thơ mà còn hay ở cả cái tâm trong bài thơ chính là tâm trạng của nhà thơ một trạng thái rất vui khi đƣợc về chốn thân quen, khi đi trên đƣờng nhìn những hình ảnh thiên nhiên dù bình thƣờng nhƣng khơi trong lòng thi nhân nhiều cảm xúc. Nhiều lúc đây cũng là tâm trạng của nhiều ngƣời ở mọi thời khi xa quê và khi đƣợc về lòng ngƣời phơi phới niềm vui, vì ngƣời ta hiểu rằng quê hƣơng là chùm khế ngọt và chẳng khi nào phụ ngƣời.

Nếu trong bài thơ Điểu minh giản là hình ảnh của chim núi thì đến với bài thơ

桃源行” Đào nguyên hành, ngƣời viết lại bắt gặp hình ảnh của 雞犬 kê và khuyển hình ảnh của những con vật rất đổi thân quen, những con vật đƣợc nuôi trong nhà gắn liền với đời sống hằng ngày. Hòa vào cả bài thơ là một nội dung miêu tả nhẹ nhàng và đầy ý vị, nhiều hình ảnh gắn kết vào nhau thể hiện bức tranh rất đỗi thân quen nhƣng không thiếu phần tinh tế.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

日出雲中雞犬喧 Nhật xuất vân trung kê

khuyển huyên

Trời quang mây tạnh chó gà huyên

Những hình ảnh này là một phần của bức tranh tuyệt đẹp của những ngƣời dân sinh sống lánh đi sự đời của nhà Tần. Bài thơ này có nội dung khá phức tạp, trong đời Tần niên hiệu Thái Nguyên ngƣời Vũ Lăng lấy đánh cá làm nghề, men theo suối mà đi quên mất đƣờng xa hay gần, chọt gặp một vƣờn hoa đào cách bờ vài trăm bƣớc, phía trong không có cây tạp, cỏ thơm tƣơi đẹp ánh sáng chan hòa, ngƣời dân chài thấy vậy cho thiền đi tới và đi muốn hết rừng. Rừng hết gặp một dòng suối và một ngọn núi, có cửa hẹp không đƣợc rộng lắm, khi cho thuyền đi qua khe hẹp đó đi thêm vài mƣơi bƣớc nữa thì hang bỗng sáng và đất bằng hiện ra, nhà cửa hiện ra, có ruộng tốt có ao sâu, có đƣờng lang thông suốt, có tiếng gà tiếng chó, có quần áo con trai con gái khác hẳn với bên ngoài và họ rất vui vẻ. Thấy đám ngƣời dân chài họ rất kinh sợ và hởi từ đâu đến, tất cả đều trả lời từ xa đến, và những ngƣời dân chài đƣợc mời về nhà và tiếp đãi. Ngƣời trong làng đến và hỏi hang nhiều việc và đƣợc biết là những ngƣời sống nơi đây vì trốn nhà Tần nên mới đến nơi này, cách biệt với bên ngoài. Những ngƣời dân chài trở về và nói với qua thái thú và ông cho ngƣời đi tìm, nhƣng những ngƣời dân chài cố tìm và nhớ đƣờng nhƣng không tìm đƣợc. Những hình thiên nhiên trên là một phần của bức tranh mà tác giả vẻ nên khi muốn sống ẩn dật.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)