Dịch chƣa sát nghĩa

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 60)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Dịch chƣa sát nghĩa

Cùng với những bản dịch thơ bám sát vào nội dung thì trong những bản dịch thơ cũng có những bản dịch thơ chƣa thật sự sát với nội dung và bám theo nguyên bản thơ. Chẳng hạn nhƣ trong các bản dịch:

Thái Bá Tân, với bài 鳥鳴澗” Điểu minh giản, ở câu thơ thứ nhất đáng lẻ dịch là hoa quế rụng thì ngƣời dịch lại dịch là hoa quế nở:人閒桂花落” Nhân nhàn quế hoa lạc bản dịch: “Người nhàn, hoa quế nở”; “田園樂” Điền viên lạc, trong câu thơ thứ ba thì dịch lại chƣa đúng ở đây có nghĩa là cây đàn hạnh thì ngƣời dịch lại phát triển thành cây hạnh: “荇樹彈邊漁父phiên âm “Hạnh thụ đàn biên ngư phủ” bản dịch “Cây hạnh có người đánh cá”.

Lý Minh, với bài 鳥鳴澗” Điểu minh giản, bản dịch chƣa đúng và sát nghĩa ở câu thứ nhất và câu thứ tƣ về cơ bản dịch rất khác biệt về nghĩa: “人閒桂花落” Nhân nhàn quế hoa lạc bản dịch: “Người nhàn hoa quế ngại bay”, hai từ hoa lạc lại dịch là

ngại bay, “時鳴春澗中” Thời minh xuân giản trung, bản dịch: “Suối xuân vẫn hát âm thinh thường hằng”; bài thơ 送別” Tống Biệt II, câu thơ thứ nhất dịch chƣa sát nghĩa từ đó chƣa thể hiện hết ý thơ này: 山中相送罷” Sơn trung tương tống bãi, bản dịch: “Tiễn nhau - vào núi- bâng khuâng”

Ngô Viết Dinh, với bản dịch 漢江臨眺” Hán giang lâm phiếm, trong bản dịch này so với nguyên bản và dựa vào phần dịch nghĩa thì nội dung dịch chƣa tốt ở ba câu thơ:

Nguyên văn Phiên âm Bản dịch

郡邑浮前浦,

波瀾動遠空.

襄陽好風日,

Quận ấp phù tiền phố, Ba lan động viễn không. Tương Dương hảo phong nhật,

Muôn trùng sóng vỗ trời xanh, Đất trời như bỗng chòng

chành lung lay. Cảnh tình, níu lại ở đây, Tương Như, với bản dịch 歸嵩山作” Quy Tung Sơn tác, bản dịch này có câu thứ bảy dịch chƣa đƣợc sát nghĩa và khác xa nghĩa với nguyên bản: 迢遞嵩高下 Điều đệ Tung cao hạ, bản dịch là: “Nắng mưa bôn trải dặm trường”.

Ở những bản dịch này các dịch giả thiên nhiều về yếu tố chủ quan trong khi dịch, cho cảm xúc cá nhân đƣợc phát huy nhƣng không tạo đƣợc yếu tố chi phối đó là

nội dung nguyên bản do vậy mà việc dịch đi lệch với nội dung nguyên tác là không tránh khỏi.

Những bản dịch thơ dịch chƣa sát nghĩa sẽ tạo nên những hạn chế nhất định ở việc tiếp nhận cũng nhƣ là phát triển của tinh thần thơ Đƣờng tuy nhiên những bản dịch dù chƣa hay nhƣng vẫn truyền tải một phần nào đó hồn thơ Đƣờng và đó là một đóng góp cho việc tiếp nhận thơ Đƣờng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)