Khung cảnh lao động của nhà nông

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 91)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.2.Khung cảnh lao động của nhà nông

Hay trong bài thơ 渭川田家 Vị Xuyên điền gia, cảm hứng là một làng quê ở Vị Xuyên với một ngày làm việc của những ngƣời dân thi nhân đã quan sát và ghi lại một cách rất chân thật. Khi đọc bài thơ này ngƣời thƣởng thức có cảm giác nhƣ lạc vào ngôi làng trong mơ mà mình chính là ngƣời trải nghiệm những công việc đó.

Những hình ảnh rất đổi thân quen với cuộc sống của nhà nông, mở đầu bài thơ là hình ảnh 斜光”tà quang, là bóng chiều dần đổ xuống xâm chiếm những khoảng sáng cuối cùng của một ngày làm việc, bóng chiều chiếu khắp cả ngôi làng và từ đó tất cả mọi ngƣời, sinh vật cảm nhận đƣợc thay đổi đó và dừng công việc lại để trở về nhà giống nhƣ một nhƣ kì quen thuộc mà họ vẫn làm thƣờng ngày. Không gian quan sát

đƣợc thi nhân rút ngắn lại từ việc quan sát bao khắp thì trở lại một tiêu điểm đó là hình ảnh 牛羊歸 ngưu dương quy, những con vật gắn liền với nhà nông là trâu và dê cất những bƣớc đi thong dong về chuồng sau một ngày làm việc, no nê với những ngọn cỏ của một vùng quê trong lành.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

斜光照墟落,

窮巷牛羊歸.

Tà quang chiếu khư lạc, Cùng hạng ngưu dương quy.

Bóng chiều phủ xuống làng quê, Trâu dê ngoài ruộng lùa về

hẻm sâu.

Ý thơ này gợi lên những liên tƣởng về những chú bé trên lƣng trâu với cây trúc trong tay một hình ảnh đậm chất miền quê mà khó nơi nào có đƣợc. Trong cảnh thong dong từ phía xa của những con vật và chú bé trên lƣng trâu, trong nhà là cảnh ngƣời già lại đợi trẻ về với tâm thức rất rõ ràng: lũ trẻ chƣa về nữa hay là bọn chúng đi chơi!

Cái nhìn của những ngƣời trong làng và đặc biệt là 野老 Dã lão, ngƣời già đứng đợi cháu về rất thân yêu, một việc mang tính chất thói quen và lặp đi lặp lại hằng ngày. Câu thơ này cùng với hình ảnh trong câu thứ tƣ thể hiện môt tâm trạng an nhàn của những lão nông bởi cuộc sống yên bình nơi làng quê.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

野老念牧童,

倚杖候荊扉.

Dã lão niệm mục đồng, Ỷ trượng hậu kinh phi.

Lão nông chờ trẻ chăn trâu Cổng tre chống gậy thảnh

thơi cảnh già.

Hình ảnh cổng tre khép lại cũng là cũng là kết thúc một ngày của miền quê yên ắng. Qua đây cho thấy cuộc sống của những ngƣời dân rất chậm nhƣng lại thấm đƣợm tình ngƣời, nghĩa tình làng xóm và những mối quan hệ thân thuộc.

Qua hình ảnh và cách sống của những ngƣời dân ở làng quê thể hiện sự nhàn nhã với lối sống chậm, đó cũng là một xu hƣớng mà ngày nay ở những thành phố lớn nhiều ngƣời muốn cho cuộc sống chậm lại. Vì hàng ngày họ phải lao vào dòng xoáy của công việc mà quân đi nhiều thứ kể cả những phút giây ngẫm lại chính mình. Sống chậm và nhanh thì chƣa chắc cách nào đúng nhƣng thiết nghĩ cần có sự dung hòa giữa hai lối sống trên thì cuộc sống có thể tốt hơn.

Khi màng đêm dần chiếm khoảng không gian của những chùm sáng ban ngày thì lúc đó những hình ảnh về thị giác dần nhạt phai theo bóng đêm, thay vào đó chính

là âm thanh vang vọng từ tiếng kêu của những sinh vật nơi làng quê nhƣ là một bản nhạc giao hƣởng với mọi thứ cung bậc âm thanh. Trong không gian ấy chú chim trĩ

雉雊”trĩ cấu, cắt tiếng kêu vang đâu đó trong những cánh đồng mạ mƣớt xanh tƣơi. Lúc này những công việc bắt đầu khép lại, những con vật cũng bắt đầu nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

雉雊麥苗秀,

蠶眠桑葉稀.

Trĩ cấu mạch miêu tú, Tàm miên tang diệp hi.

Trĩ kêu đồng lúa mượt mà, Hàng dâu thưa lá, tằm đà ngủ say.

Khuất sau lũy tre làng bóng dáng của những ngƣời đi làm về mang theo những vật dụng quen thuộc của nhà nông, in bóng những nụ cƣời trên môi, họ cùng nhau trò chuyện cho đến khi đi hết con đƣờng. Những hình ảnh thật yên bình với những ngƣời dân cày chỉ cần đủ no và sống cùng với những thú vui và làng xóm của mình. Họ vui tƣơi hăng say lao động họ sống và gắn bó với con đƣờng quê với cánh cổng rào quen thuộc mà quên đi những tấp nập chốn thị thành. Và rồi những hình ảnh ấy sẽ đi vào quá khứ nhƣờng chỗ cho những điều mới hơn ở cuộc sống hiện đại. Nhƣng chắc hẳn trong tiềm thức của nhiều ngƣời ngôi làng thân yêu nhƣ vậy sẽ không bao giờ hạt phai.

Nguyên văn Phiên âm Dịch

田夫荷鋤立,

相見語依依. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðiền phu hà sừ chí, Tương kiến ngữ y y.

Nông phu về, vác cuốc cày, Chuyện trò chẳng khác mọi

ngày vui ca.

Với thi nhân cuộc sống nhƣ vậy thì còn gì bằng với những thú vui gắn liền với công việc hằng ngày. Đây là cảnh sống nhàn dật mà thi nhân mong ƣớc, quên đi tất cả hòa vào cuộc sống và thiên nhiên cất lên một tiến 式微”thức vi, để quên sự đời. đó là một thể loại nhạc dân gian của ngƣời dân nơi này.

Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ

即此羨閒逸,

悵然吟式微.

Tức thử tiện nhàn dật, Trướng nhiên ngâm “thức

vi”.

Chuộng đời nhàn dật đây mà, Thức vi một khúc, ngâm nga

quên sầu.

Cuộc sống nhàn dật chẳng phai đâu xa mà chính là nơi mình sinh sống, nhƣng qua trọng là mình có cách sống nhƣ thế nào và tạo cho không gian sống của mình thật sự thoải mái. Với Vƣơng Duy cuộc sống nhàn của ông chỉ qua hình ảnh thiên nhiên và

sinh hoạt của những ngƣời làm nông thì đã đủ nhƣng vƣợt xa hơn chính là sống nhàn trong tâm của thi nhân.

Hình ảnh làng quê với những khung cảnh sinh hoạt dù rất bình thƣờng nhƣng đã tạo cho Vƣơng Duy những cảm xúc thật đặc biệt và rồi cảm xúc đó đi vào những trang thơ. Không chỉ dừng lại ở việc miểu tả khung cảnh mà qua những hình ảnh đó thi nhân lại gửi vào những tâm sự hay nhờ cảnh vật mà thi nhân bộc lộ tâm tình của mình.

Là một ngƣời sáng tác thơ thuộc phái điền viên sơn thủy những sáng tác của Vƣơng Duy với những hình ảnh thiên nhiên vô cùng phong phú. Không chỉ những hình ảnh từ cây, núi, mây, hoa… mà còn có cả những hình ảnh về những con vật nhỏ bé rất thân quen nó góp phần cho nội dung thơ thêm phong phú mà còn tạo nên cho thiên nhiên thêm bí hiểm và những hình ảnh thơ thêm sinh động. Hình ảnh về những con vật xuất hiện đôi khi rất đỗi tự nhiên những cũng có lúc làm cho ngƣời đọc phải giật bắn ngƣời vì yếu tố bất ngờ và ý nghĩa của nó.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 91)