Những bản dịch sát nghĩa

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 58)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.1. Những bản dịch sát nghĩa

Trong 18 bài thơ mà ngƣời viết khảo sát thì có những bản dịch rất sát nghĩa với tinh thần nguyên bản bài thơ của các dịch giả:

Lê Nguyễn Lưu, với các bản dịch: 終南別業” Chung Nam biệt nghiệp, 終南山” Chung Nam Sơn, “漢江臨眺” Hán giang lâm phiếm, “歸嵩山作” Quy Tung Sơn tác, “秋夜獨坐”Thu dạ độc tọa. Chẳng hạn trong hai câu đầu của bài

終南山” Chung Nam Sơn, đƣợc dịch rất tốt:太乙近天都 , 連山接海隅”, “Thái Ất cận thiên đô, Liên sơn tiếp hải ngung” bản dịch: “Chung Nam gần cửa khuyết, Núi tiếp biển liền bờ”.

Trần Trọng Kim, với các bản dịch: “過香積寺”, Quá Hương Tích tự, “送別 tống biệt I, “秋夜獨坐”Thu dạ độc tọa, “早秋山中作” Tảo thu sơn trung tác.

Chẳng hạn trong bài 秋夜獨坐”Thu dạ độc tọa, với hai câu thơ dịch rất tốt:

獨坐悲雙鬢, 空堂欲二更”,“Độc toạ bi song mấn, Không đường dục nhị canh”

bản dịch: “Ngồi một mình buồn tóc mai bạc, Nhà trống không, đã muốn canh hai”. Ngô Văn Phú, với các bản dịch: 漢江臨眺” Hán giang lâm phiếm, 竹里館”Trúc Lý quán. Trong câu đầu bài 竹里館”Trúc Lý quán, đƣợc dịch rất tốt: 獨坐幽篁裡” “Độc toạ u hoàng lý”, bản dịch: “Ngồi một mình dưới trúc”

Vũ Thế Ngọc, với các bản dịch: “桃源行” Đào nguyên hành, “田園樂” Điền viên lạc, “山中” Sơn trung, “山茱萸” Sơn thù du. Hai câu đầu cảu bài 山中” Sơn trung, đƣợc dich rất tốt: 荊谿白石出, 天寒紅葉稀”, “Kinh khê bạch thạch xuất, Thiên hàn hồng diệp hy”, bản dịch: “Nước cuộn tràn đá trắng, Lá thưa lạnh đất trời”

Đông A, với các bản dịch: 歸嵩山作” Quy Tung Sơn tác, “早秋山中作” Tảo thu sơn trung tác. Trong bài 歸嵩山作” Quy Tung Sơn tác, câu thứ ba đƣợc dịch rất sát và hay: 流水如有意”, “Lưu thuỷ như hữu ý”, bản dịch: “Nước chảy như chào đón”.

Ngô Tất Tố, với bản dịch thơ của bài thơ 鳥鳴澗” Điểu minh giản thì khó có bản dịch nào hơn về nội dung cũng nhƣ là cách dịch. Hầu nhƣ cả bài không phải chê câu thơ nào đƣợc.

Bùi Hạnh Cẩn - Nguyễn Việt Anh, với các bản dịch: 終南山” Chung Nam sơn,

奉和聖制從蓬萊向興慶閣道中留春雨中春望之作應制” Phụng hoạ thánh chế

"Tòng Bồng Lai hướng Hưng Khánh các đạo trung lưu xuân vũ trung xuân vọng" chi tác ứng chế.

Đinh Vũ Ngọc với bản dịch của bài thơ 田園樂” Điền viên lạc. chẳng hạn trong câu thơ đầu đƣợc dịch rất tốt: “採菱渡頭風急”, “Thái lăng độ đầu phong cấp”, bản dịch:

“Hái hoa sen về, gió nổi”.

Nguyễn Hữu Bổng, với bản dịch thơ trong bài 送別” Tống Biệt II.

Phụng Hà, với bản dịch thơ trong bài 渭川田家” Vị Xuyên điền gia. Câu 4 và câu 5 đƣợc dịch rất hay và gần nghĩa: 倚杖候荊扉, 雉雊麥苗秀”, “Ỷ trượng hậu kinh phi, Trĩ cấu mạch miêu tú”, bản dịch: “Cổng tre chống gậy thảnh thơi cảnh già, Trĩ kêu, đồng lúa mượt mà”.

Trên đây là những bản dịch đƣợc xem là dịch tốt, sát với nguyên bản với nhiều dịch giả mà ngƣời viết lựa chọn. Tùy bài thơ mà những dịch giả có những thế mạnh khác nhau. Với những bản dịch bám sát nghĩa nhƣ vậy thì yếu tố nội dung đƣợc truyền tải vào bài dịch rất tốt từ đó việc tiếp nhận nội dung thơ Đƣờng qua những bản dịch là rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ vương duy (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)