Tình hình cho vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 35)

Đi đôi với công tác huy động vốn, NHNo&PTNT đặc biệt quan tâm tới công tác sử dụng vốn. Việc huy động vốn đã quan trọng thì việc cho vay và sử dụng vốn từ hoạt động huy động vốn lại càng quan trọng hơn, nó phức tạp và

gặp nhiều rủi ro. Với định hướng phát triển kinh tế của huyện và nguồn vốn ngân hàng huy động được, Ngân hàng đã nổ lực cho vay đối với thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy, cải thiện nền kinh tế địa bàn trong bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Để hiểu rõ tình hình cho vay ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tình hình cho vay tại chi nhánh qua 3 năm 2011 -2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT khu kinh tế mở Chu Lai, 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Doanh số cho vay 236.000 100,00 230.107 100,00 275.086 100,00 (5.893) (2,50) 44.979 19,55 Ngắn hạn 175.628 74,42 158.078 68,70 174.090 63,29 (17.550) (9,99) 16.012 10,13 Trung dài hạn 60.372 25,58 72.029 31,30 100.996 36,71 11.657 19,31 28.967 40,22 2.2. Doanh số thu nợ 250.003 100,00 221.045 100,00 248.148 100,00 (28.958) (11,58) 27.103 12,26 Ngắn hạn 190.031 76,01 155.037 70,14 165.027 66,50 (34.994) (18,41) 9.990 6,44 Trung dài hạn 59.972 23,99 66.008 29,86 83.121 33,50 6.036 10,06 17.113 25,93 3. Dư nợ 189.031 100,00 198.093 100,00 225.031 100,00 9.062 4,79 26.938 13,60 Ngắn hạn 145.027 76,72 148.068 74,75 157.131 69,83 3.041 2,10 9.063 6,12 Trung dài hạn 44.004 23,28 50.025 25,25 67.900 30,17 6.021 13,68 17.875 35,73 4. Nợ xấu 1.097 100,00 1.267 100,00 980 100,00 170 15,5 (287) (22,65) Ngắn hạn 889 81,04 981 77,43 750 76,53 92 10,35 (231) (23,55) Trung dài hạn 208 18,96 286 22,57 230 23,47 78 37,50 (56) (19,58) 5. Tỷ lệ nợ xấu 0,58% x 0,64% x 0,44% x x x x x Ngắn hạn 0,61% x 0,66% x 0,48% x x x x x Trung dài hạn 0,47% x 0,57% x 0,34% x x x x x

a) Doanh số cho vay

Quan bảng số liệu 3.1 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số. Cụ thể, năm 2011 là 175.628 triệu đồng, năm 2012 giảm 17.550 với mức độ giảm là 9,99% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tăng 16.012 triệu đồng. Ngân hàng hỗ trợ vốn vay ngắn hạn nhằm mục đích chính là cung cấp cho bà con nông dân sản xuất, tái sản xuất đầu tư vào các đối tượng như: con giống, thức ăn, cây trồng…. Hơn nữa mục đích vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt trong mùa vụ, chăn nuôi gia súc, buôn bán nhỏ.... Doanh số cho vay trung dài hạn tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 đạt 60.372 triệu đồng, năm 2012 đạt 72.029 triệu đồng tăng là 19,31% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt được 100.996 triệu đồng tăng 40,22% so với năm 2012. Nguyên nhân là Ngân hàng hỗ trợ vốn cho ngành thủy hải sản đánh bắt xa bờ, một ngành trọng điểm của huyện trong tương lai và đầu tư vào một số dự án trang trại chăn nuôi

b) Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 34.994 triệu đồng, tương đương mức độ giảm là 18,41% so với năm 2011. Nguyên nhân là tình hình kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, giá hàng hóa, dầu mỏ, giá nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Đến năm 2012 thì tình hình kinh tế địa bàn huyện cũng được cải thiện nên năm 2013 doanh số thu nợ tăng 9.990 triệu đồng tăng là 6,44% so với năm 2012. Đối với doanh số thu nợ dài hạn thì tương đối ổn định và tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt được 59.972 triệu đồng, năm 2012 đạt được 66.008 triệu đồng tăng 10,06% so với năm 2012, đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng 17.113 triệu đồng tăng 25,93% so với năm 2012. Nguyên nhân là nhiều hộ kinh doanh buôn bán trên địa bàn huyện có lời trong những năm vay trước đó nên trả tiền vay đúng thời hạn. Bên cạnh đó loại hình cho vay trung dài hạn phải có tài sản đảm bảo nên việc định giá các tài sản cũng là quan trọng trong công việc thu hồi vốn của Ngân hàng.

c) Dư nợ

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu Ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong huyện ngày càng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, kỳ hạn mỗi hợp đồng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau, hơn nữa cho vay trung dài hạn ngày càng tăng nên dư nợ tăng là điều tất yếu. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ năm 2011 là 189.031 triệu đồng, năm 2012 tăng 9.062 triệu đồng tăng 4,79% so với năm 2011, năm 2013 là 225.031 triệu đồng tăng 13,60% so với năm 2012. Dư nợ ngắn hạn chiếm

tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn do đặc điểm cho vay ngắn nên có thời gian luôn chuyển ngắn, mau thu hồi vốn nên hạn chế được rủi ro do lạm phát, lãi suất… vì thế ngân hàng thường ưu tiên cho khách hàng vay ngắn hạn. Bên cạnh đó cũng có gặp nhiều rủi ro trong công tác thu nợ vì cho vay ngắn hạn thường không có tài sản đảm bảo. Dư nợ trung dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 44.004 triệu đồng, năm 2012 là 50.025 triệu đồng tăng 6.021 triệu đồng với mức độ tăng là 13,68% so với năm 2011. Năm 2013 đạt được 67.900 triệu đồng với mức độ tăng là 35,73% so với năm 2012. Nguyên nhân là Ngân hàng đang hỗ trợ cho ngành thủy hải sản trong đó đánh bắt xa bờ chiếm tỷ trọng lớn như đóng tàu, ghe, mua công cụ phục vụ ngành biển và hỗ trợ vốn vay cho những doanh nghiệp tư nhân mới thành lập trên địa bàn huyện như: Doanh nghiệp tư nhân Thọ Trường, doanh nghiệp Thành Tín, Doanh nghiệp Hoàng Lan…

d) Nợ xấu

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Năm 2011 nợ xấu là 1.097 triệu đồng, năm 2012 tăng 170 tăng 15,5% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ quan là do năng lực điều hành, quản trị rủi ro của các Ngân hàng chưa cao, nguyên nhân khách quan là một số doanh nghiệp trên địa bàn phá sản nên không thu hồi được nợ, đầu tư vào ngành nông nghiệp với chí phí cao nhưng đầu ra thì bán không được giá, vì thế khách hàng không trả được nợ. Năm 2013 nợ xấu có xu hướng giảm 287 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn, hơn nữa Ngân hàng cùng cơ quan Thi hành án đã thụ lý một số nợ xấu. Có nhiều khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không hoàn trả được thì Ngân tạo điều kiện bằng cách cho mượn tiền trả rồi vay lại.

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 35)