Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 34)

3.2.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với chiến lược huy động vốn phù hợp, tăng cường quảng bá tiếp thị thương hiệu đến từng thôn xóm, áp dụng lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, có chính sách khuyến mãi phù hợp đặc điểm tâm lý, thị hiếu khách hàng… đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt hiện nay. Do vậy mà nguồn vốn tăng trưởng vững chắc qua các năm, cụ thể qua biểu đồ sau:

- 50000,0 100000,0 150000,0 200000,0 250000,0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn huy động 162474,0 179585 219503

Tiền gửi tiết kiệm 100259 135935 190327

Tiền gửi tổ chức kinh tế 50125 35557 20120

Tiền gửi khác 12090 8093 9056 Vốn điều chuyển 70300 50129 23016 tr iệu đ ồn g

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh khu kinh tế mở Chu Lai

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013

Nhìn chung vốn huy động Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm, điều đó cho thấy Ngân hàng đã rất tích cực trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn của Ngân hàng gồm có vốn huy động và vốn điều chuyển trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao so với vốn điều chuyển. Từ hình 3.2 ta thấy vốn điều chuyển năm 2011 là 70.300 triệu đồng, năm 2012 đạt được 50.129 triệu đồng giảm 28,69% so với năm 2011, đến năm 2013 thì vốn điều chuyển tiếp tục giảm còn 23.016 triệu đồng, giảm 54,1% so với năm 2012. Vốn huy động qua

các năm tăng cao cụ thể năm 2011 Ngân hàng đã huy động được 162.474 triệu đồng chiếm 69,8% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2012 vốn huy động tăng 17.111 triệu đồng so với năm 2011 chiếm 78,18% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013 thì nguồn vốn tăng lên đáng kể, tăng lên 39.918 triệu đồng so với năm 2012 và chiếm 90,51% trong tổng nguồn vốn trong đó:

-Tiền gửi tiết kiệm: năm 2011 ngân hàng huy động được 100.259 triệu đồng . Năm 2012 tiền gửi tiết kiệm lên tới 135.935 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 35,58% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng lên 190.327 triệu đồng so với năm 2012. Nguồn vốn này tăng là do việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người dân nhận thức được độ an toàn của việc gửi tiền vào ngân hàng so với hình thức chơi hụi hoặc đầu tư vàng. Năm 2013 có một số khu vực trên địa bàn huyện được giải tỏa đền bù, giám đốc, phó giám đốc và trưởng phòng tín dụng trực tiếp xuống nhà người dân thuộc diện đền bù đó để khuyến khích họ gửi tiền vào Ngân hàng mình kèm theo những món quà. Hơn nữa người dân trong huyện đánh bắt xa bờ về việc bán được giá hải sản nên có một nguồn tiền lớn gởi vào ngân hàng. Mặt khác, do Ngân hàng đẩy mạnh công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, tích cực tìm nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, điều chỉnh lãi suất linh hoạt với nhiều hình thức tiết kiệm như bốc thăm trúng thưởng.

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm qua các năm. Năm 2011 là 50.125 triệu đồng, năm 2012 là 35.557 triệu đồng giảm 29,06 % so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm 15.437 triệu đồng, giảm 43,4% so với năm 2012. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện phá sản làm cho lượng tiền gửi giảm đáng kể nhất là doanh nghiệp tư nhân kinh doanh về xây dựng, bất động sản.

- Tiền gửi khác như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gởi thanh toán chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn huy động. Năm 2012 là 8.093 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 33,06%. Năm 2013 tăng là 11,9% so với năm 2012. Nguồn vốn này không nhiều là do ít người gửi tiền không kỳ hạn vì họ gửi chỉ để đáp ứng nhu cầu muốn rút tiền ngay khi cần thiết vì lãi suất tiền gửi này rất thấp. Đến năm 2013 loại tiền gửi này tăng lên do sự biến động lãi suất nên một số khách hàng đã lựa chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào nhằm đối phó với sự biến động của nó.

3.2.2 Tình hình cho vay tại Ngân hàng

Đi đôi với công tác huy động vốn, NHNo&PTNT đặc biệt quan tâm tới công tác sử dụng vốn. Việc huy động vốn đã quan trọng thì việc cho vay và sử dụng vốn từ hoạt động huy động vốn lại càng quan trọng hơn, nó phức tạp và

gặp nhiều rủi ro. Với định hướng phát triển kinh tế của huyện và nguồn vốn ngân hàng huy động được, Ngân hàng đã nổ lực cho vay đối với thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy, cải thiện nền kinh tế địa bàn trong bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Để hiểu rõ tình hình cho vay ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tình hình cho vay tại chi nhánh qua 3 năm 2011 -2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT khu kinh tế mở Chu Lai, 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Doanh số cho vay 236.000 100,00 230.107 100,00 275.086 100,00 (5.893) (2,50) 44.979 19,55 Ngắn hạn 175.628 74,42 158.078 68,70 174.090 63,29 (17.550) (9,99) 16.012 10,13 Trung dài hạn 60.372 25,58 72.029 31,30 100.996 36,71 11.657 19,31 28.967 40,22 2.2. Doanh số thu nợ 250.003 100,00 221.045 100,00 248.148 100,00 (28.958) (11,58) 27.103 12,26 Ngắn hạn 190.031 76,01 155.037 70,14 165.027 66,50 (34.994) (18,41) 9.990 6,44 Trung dài hạn 59.972 23,99 66.008 29,86 83.121 33,50 6.036 10,06 17.113 25,93 3. Dư nợ 189.031 100,00 198.093 100,00 225.031 100,00 9.062 4,79 26.938 13,60 Ngắn hạn 145.027 76,72 148.068 74,75 157.131 69,83 3.041 2,10 9.063 6,12 Trung dài hạn 44.004 23,28 50.025 25,25 67.900 30,17 6.021 13,68 17.875 35,73 4. Nợ xấu 1.097 100,00 1.267 100,00 980 100,00 170 15,5 (287) (22,65) Ngắn hạn 889 81,04 981 77,43 750 76,53 92 10,35 (231) (23,55) Trung dài hạn 208 18,96 286 22,57 230 23,47 78 37,50 (56) (19,58) 5. Tỷ lệ nợ xấu 0,58% x 0,64% x 0,44% x x x x x Ngắn hạn 0,61% x 0,66% x 0,48% x x x x x Trung dài hạn 0,47% x 0,57% x 0,34% x x x x x

a) Doanh số cho vay

Quan bảng số liệu 3.1 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số. Cụ thể, năm 2011 là 175.628 triệu đồng, năm 2012 giảm 17.550 với mức độ giảm là 9,99% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tăng 16.012 triệu đồng. Ngân hàng hỗ trợ vốn vay ngắn hạn nhằm mục đích chính là cung cấp cho bà con nông dân sản xuất, tái sản xuất đầu tư vào các đối tượng như: con giống, thức ăn, cây trồng…. Hơn nữa mục đích vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt trong mùa vụ, chăn nuôi gia súc, buôn bán nhỏ.... Doanh số cho vay trung dài hạn tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 đạt 60.372 triệu đồng, năm 2012 đạt 72.029 triệu đồng tăng là 19,31% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt được 100.996 triệu đồng tăng 40,22% so với năm 2012. Nguyên nhân là Ngân hàng hỗ trợ vốn cho ngành thủy hải sản đánh bắt xa bờ, một ngành trọng điểm của huyện trong tương lai và đầu tư vào một số dự án trang trại chăn nuôi

b) Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 34.994 triệu đồng, tương đương mức độ giảm là 18,41% so với năm 2011. Nguyên nhân là tình hình kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, giá hàng hóa, dầu mỏ, giá nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Đến năm 2012 thì tình hình kinh tế địa bàn huyện cũng được cải thiện nên năm 2013 doanh số thu nợ tăng 9.990 triệu đồng tăng là 6,44% so với năm 2012. Đối với doanh số thu nợ dài hạn thì tương đối ổn định và tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt được 59.972 triệu đồng, năm 2012 đạt được 66.008 triệu đồng tăng 10,06% so với năm 2012, đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng 17.113 triệu đồng tăng 25,93% so với năm 2012. Nguyên nhân là nhiều hộ kinh doanh buôn bán trên địa bàn huyện có lời trong những năm vay trước đó nên trả tiền vay đúng thời hạn. Bên cạnh đó loại hình cho vay trung dài hạn phải có tài sản đảm bảo nên việc định giá các tài sản cũng là quan trọng trong công việc thu hồi vốn của Ngân hàng.

c) Dư nợ

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu Ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong huyện ngày càng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, kỳ hạn mỗi hợp đồng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau, hơn nữa cho vay trung dài hạn ngày càng tăng nên dư nợ tăng là điều tất yếu. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ năm 2011 là 189.031 triệu đồng, năm 2012 tăng 9.062 triệu đồng tăng 4,79% so với năm 2011, năm 2013 là 225.031 triệu đồng tăng 13,60% so với năm 2012. Dư nợ ngắn hạn chiếm

tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn do đặc điểm cho vay ngắn nên có thời gian luôn chuyển ngắn, mau thu hồi vốn nên hạn chế được rủi ro do lạm phát, lãi suất… vì thế ngân hàng thường ưu tiên cho khách hàng vay ngắn hạn. Bên cạnh đó cũng có gặp nhiều rủi ro trong công tác thu nợ vì cho vay ngắn hạn thường không có tài sản đảm bảo. Dư nợ trung dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 44.004 triệu đồng, năm 2012 là 50.025 triệu đồng tăng 6.021 triệu đồng với mức độ tăng là 13,68% so với năm 2011. Năm 2013 đạt được 67.900 triệu đồng với mức độ tăng là 35,73% so với năm 2012. Nguyên nhân là Ngân hàng đang hỗ trợ cho ngành thủy hải sản trong đó đánh bắt xa bờ chiếm tỷ trọng lớn như đóng tàu, ghe, mua công cụ phục vụ ngành biển và hỗ trợ vốn vay cho những doanh nghiệp tư nhân mới thành lập trên địa bàn huyện như: Doanh nghiệp tư nhân Thọ Trường, doanh nghiệp Thành Tín, Doanh nghiệp Hoàng Lan…

d) Nợ xấu

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Năm 2011 nợ xấu là 1.097 triệu đồng, năm 2012 tăng 170 tăng 15,5% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ quan là do năng lực điều hành, quản trị rủi ro của các Ngân hàng chưa cao, nguyên nhân khách quan là một số doanh nghiệp trên địa bàn phá sản nên không thu hồi được nợ, đầu tư vào ngành nông nghiệp với chí phí cao nhưng đầu ra thì bán không được giá, vì thế khách hàng không trả được nợ. Năm 2013 nợ xấu có xu hướng giảm 287 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn, hơn nữa Ngân hàng cùng cơ quan Thi hành án đã thụ lý một số nợ xấu. Có nhiều khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không hoàn trả được thì Ngân tạo điều kiện bằng cách cho mượn tiền trả rồi vay lại.

3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua 3 năm 2011 -2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Thu nhập 28.901 100,00 30.087 100,00 35.026 100,00 1.186 4,10 4.939 16,42 Thu nhập từ hoạt động TD 27.993 96,86 28.349 94,22 33.412 95,39 356 1,27 5.063 17,86 Thu nhập khác 908 3,14 1.738 5,78 1.614 4,61 830 91,41 (124) (7,13) 2. Chi Phí 25.239 100,00 27.091 100,00 31.530 100,00 1.852 7,34 4.439 16,39

Trả lãi tiền gửi

8.023 31,79 10.237 37,79 16.032 50,85 2.214 27,60 5.795 56,61 Chi phí khác 17.216 68,21 16.854 62,21 15.498 49,15 (362) (2,10) (1.356) (8,05)

3. Lợi nhuận trước

thuế 3.662 x 2.996 x 3.496 x (666) (18,19) 500 16,69

a) Thu nhập

Thu nhập tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt được 28.901 triệu đồng, đến năm 2012 thu nhập đạt 30.087 triệu đồng tăng 1.186 triệu đồng với so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 35.026 triệu đồng tăng 4.939 triệu đồng so với năm 2012. Sự tăng này chủ yếu là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngoài ra còn có thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu phí hoa hồng, thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng… chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nguyên nhân do tính đặc thù của Ngân hàng là thu lãi tiền vay nên khoản thu này luôn chiếm tỷ trọng cao. Ngân hàng tận dụng mọi biện pháp để hạn chế việc thu nợ kéo dài như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và thu nợ, chẳng hạn như trước kia khách hàng trả lãi theo năm nhưng hiện nay yêu cầu khách hàng trả lãi theo quý, nữa năm. Hơn nữa cán bộ tín dụng trực tiếp xuống địa bàn nhắc nhở đối với những món vay đến hạn, cũng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng doanh thu.

b) Chi phí

Cùng với sự tăng trưởng đáng kể của doanh thu thì chi phí cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 chi phí là 25.239 triệu đồng, năm 2012 tăng 1.852 triệu với mức độ tăng là 7,34% so với năm 2011, đến năm 2013 chi phí là 31.530 triệu đồng với mức độ tăng 16,39 triệu đồng so với năm 2012. Khoản chi chủ yếu của Ngân hàng là chi phí trả lãi, bên cạnh đó còn trả các chi phí khác như: Chi thu lãi tiền vay, chi phí dịch vụ ngân hàng; trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ; chi tiền lương; tiền công và các khoản phí mang tính chất tiền lương, tiền công mà Ngân hàng phải trả cho người lao động như: BHXH, BHYT, chi phí công đoàn mà ngân hàng đóng góp theo quy định của pháp luật; Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, tiếp khách, hội nghị, y tế.

Mặc dù Ngân hàng đã thực hiện biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định.. nhưng chi phí vẫn liên tục tăng qua các năm là do những năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá vật tư liệu xây dựng tăng vọt, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn lâu năm với Ngân hàng cũng như một số doanh nghiệp mới thành lập. Vì thế làm cho nhu cầu vốn tăng cao nên ngân hàng phải nâng mức vốn huy động lên do đó trả lãi nhiều hơn, hơn nữa nguồn vốn huy động ko đáp ứng nhu cầu vay nên Ngân hàng có vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên xuống, việc trả lãi vay cũng góp phần làm tăng chi phí.

Năm 2011 lợi nhuận đạt được 3.662 triệu đồng, năm 2012 lợi nhuận đạt 2.996 triệu với mức độ giảm 18,19% so với năm 2011. Nguyên nhân do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ năm, nhiều hộ gia đình khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên đã chậm trễ việc trả lãi, kéo theo việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng giảm như phí thu từ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, dịch vụ thanh toán. Đến năm 2013 thì tình hình kinh tế ổn định trở lại nên lợi nhuận tăng lên đáng kể so với năm 2012 là 500 triệu đồng với mức độ tăng là 16,69%.

Để đạt được kết quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên trong Ngân hàng đã chấp hành sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)