Giải pháp trong công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 62)

- Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, mở rộng cho vay phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTM khác cho những khách hàng có dư nợ lớn được xếp loại A, có uy tín và trả nợ sòng phẳng trong quá trình quan hệ tín dụng trên cơ sở lãi suất cạnh tranh và đúng tinh thần chỉ đạo của NHNo&PTNT cấp trên.

- Phân loại khách hàng như: hộ giàu, trung bình, hộ nghèo, hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay vốn để từ đó Ngân hàng đề ra các chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể, tránh phát sinh nợ xấu.

- Hiện nay trong cơ cấu cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng chưa cao. Vì thế tương lai Ngân hàng nên đầu tư cho vay trung dài hạn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cho hộ. Muốn tăng tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn, ta phải tích cực huy động nguồn vốn trung dài hạn va cần những

giải pháp giảm thiểu rủi ro hoán chuyển vốn. Ta phải biết rằng khi cho vay trung dài hạn ta sẽ thu được khoản phí (lãi suất cho vay) cao hơn bình thường, song song đó Ngân hàng phải gánh chịu không ít rủi ro.

- Xác định thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, kể cả thời gian tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho Ngân hàng thu được nợ đúng theo kế hoạch, hạn chế việc xin gia hạn nợ do nguyên nhân chưa có nguồn thu sản phẩm để trả tiền vay.

- Phân loại cho vay theo loại hình theo tổ, thôn, xóm để dễ quản lý nợ, thành lập thêm đội cộng tác viên hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ. Chẳng hạn như mỗi thôn có một người cộng tác viên của thôn đó thu tiền lãi khi đến định kỳ. Như vậy công tác thu hồi nợ tốt hơn vì có nhiều xã như Tam Ngọc, Tam Trà ở xa, cán bộ tín dụng khó khăn trong việc đi thu nợ trong khi công việc trong Ngân hàng còn nhiều, không thể làm cùng một lúc nhiều công việc.

* Giảm tỷ lệ nợ xấu, xử lý thu hồi nợ

Vấn đề nợ xấu đang là điểm nóng đối với các Ngân hàng, tuy tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm nhưng vẫn chưa thấp. Để giảm tỷ lệ nợ xấu, Ngân hàng cần:

- Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phân tích kỹ tình hình tài chính của các hộ để quyết định mức vốn cần thiết, kỳ hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm mục đích đạt đến mục tiêu chung của Ngân hàng và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn.

-Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra đến khi khoản vay đó được hoàn trả. Đối với khoản cho vay lớn, cán bộ tín dụng kiểm tra mỗi tháng mỗi lần, đối với khoản cho vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú. Mục đích việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:

* Nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định khi cho vay.

Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra tuyến phòng thủ đối với rủi ro của Ngân hàng. Bởi vì đánh giá khách hàng một cách chính xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ và từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay. Ngân hàng nên cho vay với những hộ không có tài sản đảm bảo nhưng có phương án sản xuất khả thi vì đây là khách hàng tiềm năng, không nên chú trọng vào những khách hàng có đảm bảo tài

sản nhưng phương án không khả thi dẫn đến kinh doanh không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, vì thế cán bộ tín dụng cần:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay theo quy định, các cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ thông tin, tìm hiểu thông tin các gia đình xung quanh hộ vay, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những khách hàng có uy tín. Bên cạnh đó cần xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng đòi hỏi khách hàng phải có chiến lược kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng, đánh giá mức độ khả thi của phương án để lam cơ sở quyết định cho vay.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các yếu tố chứng từ. Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy tờ đề nghị vay vốn.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi cho vay là lúc rủi ro cũng bắt đầu nảy sinh. Vì vậy, chậm nhất 15 ngày tư khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo tiền của khách hàng nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vấn đề tiêu cực nảy sinh, không thể xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Đặc biệt quan trọng là cán bộ tín dụng không được lạm dụng mối quan hệ khách hàng mà bỏ qua công tác thẩm định.

* Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu

Khách hàng của Ngân hàng đa số là nông dân, trong việc thu hồi nợ xấu đòi hỏi đến nhà mỗi người và công việc này phải nhờ đến xã, ấp. Do đó, mối quan hệ chính quyền địa phương là quan trọng, một khi được chính quyền địa phương giúp đỡ thì thuận lợi cho Ngân hàng trong việc thu nợ. Trong việc xử lý nợ xấu Ngân hàng thường gặp khó khăn ở khâu phát mãi tài sản bởi vì phối hợp với ban ngành như: Công an, Viện kiểm soát, Tòa án đòi hỏi Ngân hàng tăng cường mối quan hệ tốt với các ban ngành liên quan sẽ là một lợi ích thu hồi nợ xấu.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN

Trong mối quan hệ hoạt động và phát triển, ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển đất nước. Với những cố gắng của mình, NHNo&PTNT khu kinh tế mở Chu Lai đã góp phần vào công cuộc phát triển của huyện.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ trên địa bàn huyện nên tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng dần qua các năm và vốn điều chuyển có sự giảm qua các năm. Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực hơn nhằm tăng thêm nguồn vốn huy động để tiết kiệm chi phí làm tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thông qua phân tích ở trên ta thấy doanh số cho vay đối với hộ sản xuất có bước tiến triển tốt, nhất là cho vay ngắn hạn chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó phần lớn là đầu tư cho lĩnh vực thủy hải sản, đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề xử lý nợ từ việc làm ăn thua lỗ của hộ trong quá trình sản xuất kinh doanh do tác động của điều kiện tự nhiên cũng như yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.

Cho vay hộ đã giúp hộ có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần làm tăng sản lượng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển, tăng thu nhập của hộ.

Đạt được kết quả như vậy một phần cũng nhờ vào sự nổ lực của các nhân viên trong Ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Minh, 2014. Vay vốn nhằm giảm tổn thất trong Nông nghiệp: Được hỗ trợ lãi suất tối đa 3 năm. http://www.baomoi.com/Vay-von-nham-

giam-ton-that-trong-nong-nghiep-Duoc-ho-tro-lai-suat-toi-da-3-nam. [ Ngày

truy cập: Ngày 29/3/1014].

2. Các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam, 2011-2013.

3. Kim Anh, 2013. Nâng cao tín dụng đối với nông nghiệp -nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Ngân hàng, số 24, trang 53-55.

4. Lê Đức Quang, 2013. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Đà Nẵng.

5. Lý Hoàng Ánh và Đường Ngọc Dũng, 2013. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tạp chí công nghệ Ngân hàng, số 92, trang 39-43.

6. Niên giám thống kê huyện Núi Thành, 2013.

7. Nguyễn Hoàng Tuấn, 2012. Phân tích hoạt động tín dụng đối với Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang

Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

9. Nguyễn Văn Thanh, 2012. Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Nhơn – Đà Nẵng.

Luận văn đại học. Đại học Đà Nẵng.

10. Thái Văn Đại, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng. Đại học Cần thơ.

11. Www.mard.gov.vn (Bộ Nông Nghiệp Việt Nam)

12. Www.sbv.gov.vn ( Ngân hàng Nhà Nước)

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)