Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 59)

Trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh khu kinh tế mở Chu Lai đã giúp đỡ rất nhiều cho hộ trong việc hỗ trợ vốn, bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn tồn tại và nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, cụ thể như sau:

Do tác động của suy thoái kinh tế những năm gần đây, mặc dù Chính Phủ, Nhà Nước đã có những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay và huy động luôn biến động theo tín hiệu của thị trường, điều này đã tác động phần nào đáng kể đến khả năng tài chính của khách hàng, tạo tâm lý e ngại trong việc vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

Hoạt động thu hồi nợ là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc của tổ chức tín dụng hiện nay. Ngoài những yếu tố khách quan, nguyên nhân còn

xuất phát từ một số quy định chưa thống nhất giữa hoạt động tín dụng với quy định giao dịch dân sự. Pháp luật đã có quy định cho phép các Ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế Ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này.

Mặc dù NHNH khuyến khích cho vay không đảm bảo đối với hộ sản xuất nhưng trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng quá chú trọng đến việc cho vay có đảm bảo tài sản, mặc dù những hộ có nhu cầu vay không đảm bảo tài sản lại có phương án kinh doanh khả thi nhưng không được vay. Điều này Ngân hàng có thể mất đi những khách hàng tiềm năng trong khi những khách hàng vay có đảm bảo tài sản khi vay được tiền có thể ỷ lại và không có thiện chí trả nợ.

Cho vay ngắn hạn thường là món vay nhỏ và nhiều khách hàng vay, khó khăn trong việc theo dõi hộ. Mặc khác việc trả tiền vay theo mùa, hàng loạt hộ đến vay và trả cùng một lúc gây khó khăn cho cán bộ cũng như hộ.

Thực tế khó cho việc mở rộng tín dụng vừa đảm bảo chất lượng tín dụng trong khi có quá nhiều công việc phải làm nhưng không đồng bộ giữa công việc phải làm. Ví dụ như trong một ngày cán bộ tín dụng phải đi phát giấy báo nợ, vừa phải đi làm, kiểm tra thẩm định hồ sơ vay vốn… do đó không đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản như nhà cửa, đất ruộng, tàu đánh mực, cá… nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối còn phụ thuộc vào các ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Vật Giá, Tòa Án,… Vì thế không xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay. Mặc khác việc nhận tài sản thế chấp và định giá trị tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất chỉ căn cứ vào những thông tin ghi trên giấy quyền sử dụng đất đó. Ngân hàng không biết là loại đất gì, hạng mấy, có thể bán được hay không, đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp trong công việc phát mãi tài sản nếu khách hàng không trả được nợ.

Nợ xấu là nhân tố rất lớn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua. Do đặc thù của Ngân hàng là cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản… khả năng thanh toán nợ chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nông sản, sản lượng khai thác hải sản và giá cả tiêu thụ nên việc đầu tư của Ngân hàng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường giá cả biến động.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI – QUẢNG NAM 5.1 GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Qua kết quả phân tích hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh khu kinh tế mở Chu Lai mặc dù vốn huy động tăng qua các năm 2011- 2013 nhưng ngân hàng vẫn còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Do nguồn vốn huy động không đủ cho nhu cầu vay của khách hàng nên tăng cường huy động vốn là yêu cầu đặt ra, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa hạn chế vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Trước hết Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý nhằm khai thác tiềm năng về nguồn vốn nhàn rỗi còn tiềm ẩn trong dân cư gồm những việc như sau:

Trên địa bàn huyện loại hình doanh nghiệp là rất ít nên đa số nguồn vốn tại ngân hàng là tiền gửi dân cư, đây là nguồn vốn rất ổn định và chắc chắn. Do đó ngân hàng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với các hình thức huy động hấp dẫn. Tập trung huy động vốn từ dân cư, chú trọng đến khách hàng trong diện được giải tỏa đền bù trên địa bàn nhằm tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Phát triển mối quan hệ với các đơn vị tổ chức tại địa bàn trên nền tảng đã có quan hệ tốt trước đây. Ví dụ như Công ty ô tô Trường Hải Chu Lai, khu công nghiệp An Hòa và những công ty mới thành lập như Thọ Trường, Thành Tín, Hoàng Lan…

- Lãi suất là một công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, do đó việc lãi suất đầu vào thích hợp là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong từng thời kỳ, ngân hàng cần điều chỉnh một mức lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát và tình hình kinh tế với mức lãi suất sàn và lãi suất trần theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước để khách hàng tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra chính sách ưu đãi về lãi suất với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, những khách hàng giao dịch lâu năm với Ngân hàng và có những hành động thiết thực như tặng quà, tặng phiếu ưu đãi. Ngân hàng có thể phân chia nhiều loại hình tiền gửi khác nhau, với mỗi số dư tiền gửi là một mức lãi suất, số dư tiền gửi càng lớn và thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao nhưng phù hợp với biên độ giữa mức lãi suất sàn và trần theo quy định của Ngân

hàng Nhà Nước. Điều này khuyến khích khách hàng gửi tiền với số dư nhiều và thời hạn dài. Cụ thể như sau:

- Vận dụng cơ hội chính sách miễn, giảm phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa cho khách hàng cá nhân, cán bộ hưởng lương từ nguồn ngân sách Chú trọng đẩy mạnh việc tiếp thị các đơn vị, các trường học, các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân để phát hành thẻ ATM, nhất là việc phát hành thẻ liên kết Agribank -VBSP (thẻ lập nghiệp) và tăng cường phát triển dịch vụ Mobile Banking. Hơn nữa khuyến khích người dân mở thẻ ATM, đặc biệt là người buôn bán khá giả để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi bằng cách tổ chức một buổi thuyết trình về cách sử dụng thẻ và những lợi ích của nó mang lại. Điều này cũng góp phần việc hạn chế tiền mặt trong lưu thông.

- Ngân hàng phải là nơi đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng. Vì thế Ngân hàng cần nâng cao thiết bị, phương tiện làm việc tại phòng giao dịch để tạo niềm tin, sự thoái mái cho khách hàng khi đến giao dịch.

- Quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chuyên môn để có thể tư vấn cho khách hàng, tạo uy tín cho ngân hàng đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến Ngân hàng như:

- Đổi mới phong cách giao dịch theo hướng đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng và hướng vào khách hàng để phục vụ trên cơ sở triển khai tốt việc thực hiện “Cẩm nang văn hóa Agribank”, “Nhận diện thương hiệu Agribank”.

5.2 GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN

- Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, mở rộng cho vay phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTM khác cho những khách hàng có dư nợ lớn được xếp loại A, có uy tín và trả nợ sòng phẳng trong quá trình quan hệ tín dụng trên cơ sở lãi suất cạnh tranh và đúng tinh thần chỉ đạo của NHNo&PTNT cấp trên.

- Phân loại khách hàng như: hộ giàu, trung bình, hộ nghèo, hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay vốn để từ đó Ngân hàng đề ra các chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể, tránh phát sinh nợ xấu.

- Hiện nay trong cơ cấu cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng chưa cao. Vì thế tương lai Ngân hàng nên đầu tư cho vay trung dài hạn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cho hộ. Muốn tăng tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn, ta phải tích cực huy động nguồn vốn trung dài hạn va cần những

giải pháp giảm thiểu rủi ro hoán chuyển vốn. Ta phải biết rằng khi cho vay trung dài hạn ta sẽ thu được khoản phí (lãi suất cho vay) cao hơn bình thường, song song đó Ngân hàng phải gánh chịu không ít rủi ro.

- Xác định thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, kể cả thời gian tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho Ngân hàng thu được nợ đúng theo kế hoạch, hạn chế việc xin gia hạn nợ do nguyên nhân chưa có nguồn thu sản phẩm để trả tiền vay.

- Phân loại cho vay theo loại hình theo tổ, thôn, xóm để dễ quản lý nợ, thành lập thêm đội cộng tác viên hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ. Chẳng hạn như mỗi thôn có một người cộng tác viên của thôn đó thu tiền lãi khi đến định kỳ. Như vậy công tác thu hồi nợ tốt hơn vì có nhiều xã như Tam Ngọc, Tam Trà ở xa, cán bộ tín dụng khó khăn trong việc đi thu nợ trong khi công việc trong Ngân hàng còn nhiều, không thể làm cùng một lúc nhiều công việc.

* Giảm tỷ lệ nợ xấu, xử lý thu hồi nợ

Vấn đề nợ xấu đang là điểm nóng đối với các Ngân hàng, tuy tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm nhưng vẫn chưa thấp. Để giảm tỷ lệ nợ xấu, Ngân hàng cần:

- Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phân tích kỹ tình hình tài chính của các hộ để quyết định mức vốn cần thiết, kỳ hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm mục đích đạt đến mục tiêu chung của Ngân hàng và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn.

-Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra đến khi khoản vay đó được hoàn trả. Đối với khoản cho vay lớn, cán bộ tín dụng kiểm tra mỗi tháng mỗi lần, đối với khoản cho vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú. Mục đích việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:

* Nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định khi cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra tuyến phòng thủ đối với rủi ro của Ngân hàng. Bởi vì đánh giá khách hàng một cách chính xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ và từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay. Ngân hàng nên cho vay với những hộ không có tài sản đảm bảo nhưng có phương án sản xuất khả thi vì đây là khách hàng tiềm năng, không nên chú trọng vào những khách hàng có đảm bảo tài

sản nhưng phương án không khả thi dẫn đến kinh doanh không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, vì thế cán bộ tín dụng cần:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay theo quy định, các cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ thông tin, tìm hiểu thông tin các gia đình xung quanh hộ vay, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những khách hàng có uy tín. Bên cạnh đó cần xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng đòi hỏi khách hàng phải có chiến lược kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng, đánh giá mức độ khả thi của phương án để lam cơ sở quyết định cho vay.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các yếu tố chứng từ. Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy tờ đề nghị vay vốn.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi cho vay là lúc rủi ro cũng bắt đầu nảy sinh. Vì vậy, chậm nhất 15 ngày tư khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo tiền của khách hàng nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vấn đề tiêu cực nảy sinh, không thể xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Đặc biệt quan trọng là cán bộ tín dụng không được lạm dụng mối quan hệ khách hàng mà bỏ qua công tác thẩm định.

* Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu

Khách hàng của Ngân hàng đa số là nông dân, trong việc thu hồi nợ xấu đòi hỏi đến nhà mỗi người và công việc này phải nhờ đến xã, ấp. Do đó, mối quan hệ chính quyền địa phương là quan trọng, một khi được chính quyền địa phương giúp đỡ thì thuận lợi cho Ngân hàng trong việc thu nợ. Trong việc xử lý nợ xấu Ngân hàng thường gặp khó khăn ở khâu phát mãi tài sản bởi vì phối hợp với ban ngành như: Công an, Viện kiểm soát, Tòa án đòi hỏi Ngân hàng tăng cường mối quan hệ tốt với các ban ngành liên quan sẽ là một lợi ích thu hồi nợ xấu.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN

Trong mối quan hệ hoạt động và phát triển, ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển đất nước. Với những cố gắng của mình, NHNo&PTNT khu kinh tế mở Chu Lai đã góp phần vào công cuộc phát triển của huyện.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ trên địa bàn huyện nên tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng dần qua các năm và vốn điều chuyển có sự giảm qua các năm. Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực hơn nhằm tăng thêm nguồn vốn huy động để tiết kiệm chi phí làm tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thông qua phân tích ở trên ta thấy doanh số cho vay đối với hộ sản xuất có bước tiến triển tốt, nhất là cho vay ngắn hạn chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó phần lớn là đầu tư cho lĩnh vực thủy hải sản, đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề xử lý nợ từ việc làm ăn thua lỗ của hộ trong quá trình sản xuất kinh doanh do tác động của điều kiện tự nhiên cũng như yếu

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu kinh tế mở chu lai – quảng nam (Trang 59)