Các chính sách, giải pháp khuyến khích phát triển nông lâm ng− công nghiệp chế biến và vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường nông thôn theo các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 32 - 35)

chế biến và vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi tr−ờng.

Kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ng− nói riêng trong gần 20 năm đã có sự phát triển không ngừng. Tăng tr−ởng kinh tế của Việt Nam bình quân đạt 8%. Nông nghiệp trung bình tăng 4 - 5% năm. Sản l−ợng l−ơng thực tăng bình quân 5,6% năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh từ 205 triệu USD năm 1990 lên 1,48 tỉ USD năm 2000. Việt Nam đã trở thành n−ớc thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê. Xuất khẩu cao su, điều cũng đạt những tiến bộ đáng kể. Vốn rừng trong những năm qua cũng đ−ợc quan tâm phát triển. Độ che phủ rừng đã tăng từ 28% lên 33%.

Tất cả những thành tựu trên một phần là nhờ các chủ tr−ơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà n−ớc. Một số chủ tr−ơng chính sách lớn là :

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo h−ớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Ch−ơng trình an ninh l−ơng thực.

- Ch−ơng trình sản xuất một triệu tấn đ−ờng mía. - Ch−ơng trình phát triển sản xuất cà phê.

- Ch−ơng trình phát triển chè. - Ch−ơng trình phát triển rau quả. - Ch−ơng trình phát triển thủy sản.

Bên cạnh các thành tựu đáng kể trên đây đạt đ−ợc trong thời kỳ cải cách kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất n−ớc, sự phát triển kinh tế cũng đã tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng làm cho sự phát triển không bền vững. D−ới đây phân tích tác động một số chủ tr−ơng chính sách khuyến khích phát triển nông lâm, ng− và công nghiệp chế biến đến môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đề xuất một số chính sách, giải pháp quan hệ đến bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững ở nông thôn.

1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo h−ớng CNH-HĐH với các nội dung : - Đẩy mạnh thâm canh hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung năng suất, chất

l−ợng cao, gắn với chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất l−ợng, giá trị kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, rau, hoa quả thâm canh, sử dụng các loại giống chất l−ợng cao, áp dụng tiến bộ KHKT…

Một số chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới, công nghệ sinh học, phát triển công nghiệp chế biến… đã đ−ợc đ−a ra nhằm thực hiện 2 nội dung nói trên.

2. Ch−ơng trình an ninh l−ơng thực : Để thực hiện ch−ơng trình này cần : - Qui hoạch ổn định vùng chuyên canh. - Tận dụng đất đai sẵn có để canh tác. - Thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. - Tổ chức vận chuyển và phân phối LTTP. 3. Ch−ơng trình sản xuất 1 triệu tấn đ−ờng mía.

Đến nay mục tiêu sản l−ợng đ−ờng mía về cơ bản đã đạt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ch−ơng trình này đã nảy sinh những khó khăn.

Ch−ơng trình đặt ra trong bối cảnh phần lớn đất canh tác bằng, thoải, thuận lợi cho sản xuất đã đ−ợc khai thác để canh tác các loại cây trồng khác. Vì vậy hầu hết cácvùng nguyên liệu mía đ−ờng đ−ợc qui hoạch phát triển ở vùng đồi núi dốc, chia cắt. Đất dốc trồng mía sẽ bị rửa trôi, xói mòn và thoái hóa nhanh chóng. Để hỗ trợ ch−ơng trình này, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nh− Quyết định 194/1999 (QĐ- TTg ngày 3/9/1999 về giảm thuế GTGT đối với sản phẩm đ−ờng, trợ cấp tài chính bù chênh lệch tỉ giá nhập thiết bị; quyết định 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 về giảm thuế GTGT đối với các doanh nghiệp sản xuất đ−ờng…Chỉ tính trong năm 1998 - 1999, tổng hỗ trợ của Nhà n−ớc cho ngành đ−ờng là 1.391,7 tỉ đồng.

4. Ch−ơng trình phát triển sản xuất cà phê ở Việt Nam

Theo dự kiến qui hoạch, diện tích cà phê ở 3 tỉnh Tây Nguyên sẽ khoảng 170.000 ha, trên thực tế năm 2000 đã có 234.000 ha. Hơn 84.000 ha cà phê tăng ngoài dự kiến chính là diện tích rừng đã bị khai thác. Mât rừng dẫn đến giảm mực n−ớc ngầm do khai thác n−ớc quá mức để t−ới. Mặt khác do chạy theo mục tiêu lợi nhuận nên các hộ trồng cà phê th−ờng không áp dụng đầy đủ qui trình kỹ thuật và canh tác tiến bộ trên đất dốc : không trồng cây che bóng, không có thiết kế xây dựng công trình chống xói mòn... Vì vậy đất trồng cà phê suy thoái nhanh chóng và năng suất cà phê cũng giảm theo.

5. Ch−ơng trình phát triển chè :

Ngày 10/3/1999, Thủ t−ớng Chính phủ đã ra quyết định 43/1000/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch sản xuất chè năm 1999 - 2000 và định h−ớng phát triển chè đến năm 2005 - 2010. Theo qui hoạch diện tích chè năm 2010 đạt 90.000 ha. Việc mở rộng diện tích chè trồng mới chủ yếu ở vùng đồi, núi dốc nhiều nơi có sự tranh chấp với đất trồng rừng. Việc chặt, đốn rừng để trồng chè đã làm tăng nguy cơ xói mòn, lũ lụt, thiếu hụt

ngày càng lớn các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, chất điều khiển sinh tr−ởng và dẫn tới nguy cơ làm ô nhiễm môi tr−ờng, ảnh h−ớng xấu đến chất l−ợng sản phẩm, sức khỏe của ng−ời sản xuất và tiêu dùng.

6. Ch−ơng trình phát triển rau quả :

Theo qui hoạch diện tích gieo trồng rau quả đến năm 2010 cần đạt 1,31 triệu ha với 20 triệu tấn rau quả, xuất khẩu đạt 1 tỉ đồng.

Sản xuất rau quả phụ thuộc vào thời vụ và hay gặp rủi ro. Để phát triển sản xuất Nhà n−ớc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ : Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc miễn thuế hoạt động buôn chuyến, giảm thuế GTGT kinh doanh các mặt hàng l−ơng thực, thực phẩm t−ơi sống, rau quả t−ơi; Quyết định 145/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 về việc sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu; Quyết định 65/200/QĐ-BTC ngày 29/6/2001 về việc th−ởng theo kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả hộp trong năm 2001.

7. Ch−ơng trình phát triển thủy sản :

Chính sách phát triển giống thủy sản : ngày 25/8/2002 Thủ t−ớng Chính phủ ra quyết định số 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản. Quyết định 103 và Thông t− 54 nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế trong n−ớc và các nhà đầu t− n−ớc ngoài đầu t− vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thủy sản.

Trên cơ sở các chính sách khuyến khích của Nhà n−ớc, nhiều dự án về bảo vệ và phát triển giống thủy sản đã đ−ợc xây dựng và thực hiện. Số l−ợng và sản l−ợng các trại giống sản xuất giống thủy sản n−ớc ngọt ít thay đổi. Tuy nhiên số l−ợng và sản l−ợng các trại giống thủy sản n−ớc mặt và n−ớc lợ gia tăng mạnh mẽ do có hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện nay ngành thủy sản vẫn đang triển khai sản xuất theo qui hoạch đặt ra từ những năm 90, nhiều vấn đề ch−a kịp điều chỉnh, sửa đổi để phục vụ quản lý phù hợp với những điều kiện mới.

Việc quản lý vốn vay −u đãi gặp khó khăn và vốn này có thể bị lạm dụng bởi 2 lẽ : 1/ Do mức lãi xuất −u đãi thấp hơn mức lãi thị tr−ờng nên có thể xảy ra tr−ờng hợp ng−ời đi vay vốn −u đãi rồi lại cho vay để h−ởng lợi chênh lệch lãi mà không dùng vốn vay đúng mục đích.

2/ Ng−ời đi vay vốn vay −u đãi thuê một địa điểm khác để kinh doanh h−ởng −u đãi lãi xuất thấp và h−ởng mức thuế thấp, nh−ng vẫn sản xuất ở chỗ cũ.

Chính sách khuyến khích phát triển, nuôi trồng thủy sản : Ngày 8/12/1999 Thủ t−ớng Chính phủ đã ra quyết định 244/1999/QĐ-TTg phê duyệt ch−ơng trình nuôi trồng thủy sản n−ớc mặn, n−ớc lợ đã đạt 478.000 ha, v−ợt 37% so với chỉ tiêu diện tích của ch−ơng trình đến 2010.

Sự phát triển này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những ng−ời làm nghề nuôi trồng thủy sản góp phần xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn và miền núi, làm tăng tỉ lệ hộ giàu và khá trong nhân dân nhất là vùng ven biển, đã tạo thêm việc làm nh− dịch vụ buôn bán con giống, thức ăn, thuốc, sản phẩm thủy sản. Mặt khác để thu lợi nhuận cao, ng−ời sản xuất ít quan tâm đến các giải pháp đầu t− bảo vệ môi tr−ờng nên tình trạng ô nhiễm đất, n−ớc, môi tr−ờng không khí do các tác nhân độc hại đa dạng rất phổ biến ở vùng nuôi trồng thủy sản n−ớc mặn và n−ớc lợ.

Chính sách đối với chế biến xuất khẩu thủy sản : Ngày 25/12/1998 Thủ t−ớng Chính phủ đã ký Quyết định số 250/1995/QĐ-TTg về việc phê duyệt ch−ơng trình xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 với mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lên 1,1 tỉ USD năm 2000 và 2 tỉ USD vào năm 2005. Quyết định này ra đời đã góp phần thúc đẩy không chỉ chế biến xuất khẩu mà cả khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển theo, giá trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng với nhịp độ cao.

Số l−ợng các nhà máy đông lạnh tăng nhanh phần nào đã đáp ứng cho nguồn nguyên liệu ngày càng tăng, nh−ng do phân bố không đều nên một số nhà máy d− thừa công xuất. Do d− thừa công xuất nên các cơ sở tranh mua, tranh bán. Mặt khác nhiều cơ sở chế biến sử dụng cả các loại thủy sản ch−a đến tuổi tr−ởng thành nh− tôm, cá nhỏ làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm nhanh. Hậu quả nghiêm trọng là làm cho sự phát triển thủy sản không bền vững.

Chủ tr−ơng chính sách trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản. Thực hiện chủ tr−ơng chính sách phát triển kinh tế hàng hóa đa thành phần và CNH-HDH nông nghiệp và nông thôn, các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đã đ−ợc mở rộng ở khắp các vùng nông thôn. Nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, hàng trăm làng nghề truyền thống đã đ−ợc khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Mặt tiêu cực cần có chính sách và giải pháp khắc phục là hiện nay Nhà n−ớc ch−a có các qui định chế tài đối với các hành vi làm tổn hại đến môi tr−ờng. Hầu hết các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đều sử dụng ao, hồ, kênh m−ơng, sông ngòi làm nơi xả phế thải; v−ờn, ao, đầm, hồ, ruộng làm nơi đổ các chất thải rắn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường nông thôn theo các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)