Các chính sách, giải pháp bảo vệ môi tr−ờng n−ớc lục địa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường nông thôn theo các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 29 - 30)

Các chính sách hiện hành :

- Nghị định 2001-TTg ngày 29/4/1994 của Thủ t−ớng Chính phủ về đảm bảo n−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng nông thôn.

- Chỉ thị 487-TTg ngày 30/7/1996 của Thủ t−ớng Chính phủ về tăng c−ờng quản lý nhà n−ớc đối với tài nguyên n−ớc.

- Luật tài nguyên n−ớc do Quốc hội thông qua tháng 5/1998 và có hiệu lực từ 1/6/1999.

- Nghị định h−ớng dẫn thi hành Luật tài nguyên n−ớc và qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên n−ớc.

- Hội đồng quốc gia về tài nguyên n−ớc đ−ợc thành lập theo quyết định số 67/200/QĐ-TTg ngày 15/6/2000.

- Uỷ ban sông Mê Kông của Việt Nam đ−ợc thành lập tháng 4/1995.

Một số định h−ớng chiến l−ợc nhằm bảo vệ môi tr−ờng n−ớc nông thôn đã đ−ợc thiết lập :

- Quyết định số 237/1998-QĐ-TTg ngày 31/12/1998 về việc phê duyệt ch−ơng trình mục tiêu Quốc gia n−ớc sạch - vệ sinh môi tr−ờng nông thôn.

- Quyết định số 104/2000-QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt chiến l−ợc cấp n−ớc sạch vệ sinh nông thôn đến 2020.

Các thành tựu và tồn tại về chính sách :

Hệ thống luật pháp, các văn bản qui định d−ới luật đã đ−ợc đề xuất và thông qua, tuy nhiên công cụ quản lý và bảo vệ môi tr−ờng nói chung, môi tr−ờng n−ớc nói riêng ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, dẫn đến giảm hiệu quả về quản lý môi tr−ờng n−ớc.

Hoạt động quản lý môi tr−ờng n−ớc, hệ thống thu thuế môi tr−ờng, phí thoát n−ớc, phí ô nhiễm n−ớc... ch−a đ−ợc coi là một hoạt động kinh tế quốc dân mà chỉ nhằm hạn chế những vi phạm luật, qui định về bảo vệ môi tr−ờng. Kinh phí đầu t− cho hoạt động bảo vệ và quản lý môi tr−ờng n−ớc trong thời gian qua rất nhỏ so với yêu cầu.

Ch−a có các chiến l−ợc về quản lý và bảo vệ tài nguyên n−ớc thích hợp với quá trình phát triển kinh tế quốc gia và từng vùng. Các qui định về quản lý và bảo vệ môi tr−ờng n−ớc còn thiếu và chắp vá.

Từ trung −ơng đến địa ph−ơng, năng lực của các cơ quan quản lý nhà n−ớc về quản lý và bảo vệ môi tr−ờng n−ớc đang trong tình trạng quá tải do thiếu nhân lực và tài chính.

Ch−a có các qui định đóng góp tài chính trong quản lý và bảo vệ môi tr−ờng n−ớc. Công nghệ xử lý n−ớc thải còn yếu kém và lạc hậu, làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc.

Các ch−ơng trình giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi tr−ờng n−ớc còn ch−a đ−ợc phổ cập đến các vùng dân c− nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa.

Các chính sách và chiến l−ợc thích hợp về quản lý n−ớc bền vững

- Tr−ớc tiên cần nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý tài nguyên n−ớc. Lập kế hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn n−ớc theo l−u vực và các vùng lãnh thổ lớn. Tăng c−ờng năng lực quản lý n−ớc ở Trung −ơng và địa ph−ơng. Ban hành các chính sách đồng bộ về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi tr−ờng và tài nguyên n−ớc.

Xây dựng các tiêu chuẩn chất thải trong n−ớc làm cơ sở để kiểm soát môi tr−ờng n−ớc. Sớm ban hành các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến về xử lý n−ớc thải và ngăn chặn các công nghệ gây ô nhiễm môi tr−ờng.

Tăng c−ờng các tổ chức dịch vụ về n−ớc ở tỉnh và cơ sở.

Ban hành các chính sách công cụ kinh tế theo nguyên tắc "ng−ời gây ô nhiễm phải trả tiền", "ng−ời sử dụng n−ớc phải trả tiền", n−ớc phải đ−ợc xem nh− hàng hóa.

Nâng cao hiệu quả hợp tác của các cơ quan hữu quan trong n−ớc và hợp tác với n−ớc ngoài trong lĩnh vực quản lý và phát triển tài nguyên n−ớc.

Một phần của tài liệu Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường nông thôn theo các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)