Việc chuyển từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội đã mang lại hiệu quả rõ nét. Hộ gia đình ngày càng thay thế vai trò của các lâm tr−ờng quốc doanh, các chính sách lâm nghiệp hộ gia đình, các hộ gia đình đ−ợc nhận quyền sử dụng đất rừng lâu dài, hỗ trợ kỹ thuật từ phía các lâm tr−ờng đã đổi mới và xuất hiện quỹ tín dụng nông thôn.
Việc giao đất, khoán rừng cho hộ gia đình quản lý và bảo vệ là điểm mấu chốt trong việc đổi mới chính sách lâm nghiệp. Theo nghị định 02-CP của Chính phủ ngày 15/1/1994 đất có rừng đ−ợc giao cho hộ gia đình trong thời gian 30 năm còn đất trống có thể giao khoán với thời gian lâu hơn.
Mục tiêu chiến l−ợc của lâm nghiệp Việt Nam trong ngày 2 - 3 thập kỷ tới là ổn định và qui hoạch tối −u nguồn tài nguyên rừng với cơ cấu :
- Rừng đặc dụng : 3 triệu ha. - Rừng phòng hộ : 6 triệu ha. - Rừng sản xuất : 10 triệu ha.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng tới các hộ gia đình và tập thể theo Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Đề xuất các chính sách thích hợp khuyến khích thu hút đầu t− phát triển vốn rừng, hỗ trợ nông dân sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng đã đ−ợc giao khoán.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp.
- Tăng c−ờng nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong lâm nghiệp. - Cải cách hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp.
- Đổi mới tổ chức và quản lý các xí nghiệp lâm nghiệp quốc doanh.