Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trữ đông đến hoạt

Một phần của tài liệu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly enzyme lipase từ nội tạng cá lóc (Trang 33)

hoạt tính enzyme lipase trích ly từ nội tạng cá lóc

Mục đích: Đánh giá sự ổn định của hoạt tính enzyme lipase có trong

nội tạng cá lóc theo thời gian trữ đông ở nhiệt độ -18oC (± 2oC).

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với một nhân tố và 3 lần lặp

lại.

Nhân tố A: Thời gian trữ đông (tuần).

A0: 0 tuần A1: 1 tuần A2:2 tuần

A3: 3 tuần A4: 4 tuần A5: 5 tuần

A6: 6 tuần A7: 7 tuần A8: 8 tuần

Tổng số nghiệm thức: 9

Số mẫu thí nghiệm: 9 x 3 = 27 mẫu

Khối lượng mẫu thí nghiệm: 0,05 kg/mẫu x 27 = 1,35 kg

Tiến hành thí nghiệm: Nội tạng cá lóc đã được xử lý, cấp đông và trữ

đông theo phương pháp thu và chuẩn bị mẫu được trình bày ở mục 2.3.1. Ứng với từng thời gian trữ đông theo khảo sát, mẫu được xay mịn và tiến hành trích ly theo sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ở Hình 3.2Hình 3.3. Quá trình trích ly sử dụng dung môi là nước cất được điều chỉnh đến pH 6,0 bằng HCl 0,1 M, tỉ lệ giữa nguyên liệu và dung môi là 1:4, ở nhiệt độ 45oC, thời gian trích ly là 180 phút (Tran et al., 2014). Lọc dịch trích bằng vải lọc nhiều lớp

thu dịch lọc, ly tâm ở nhiệt độ 4oC , tốc độ 6000 rpm trong thời gian 20 phút. Phần dịch trong được xem như dịch trích enzyme thô, sử dụng để xác định hoạt tính enzyme lipase.

Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 37 Trường Đại học Cần Thơ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

Chỉ tiêu theo dõi: Hoạt tính enzyme lipase (U/g nội tạng cá lóc,

CKNL).

Kết quả thu nhận: Thời gian trữ đông thích hợp (tuần) để thu được

enzyme lipase có hoạt tính ổn định.

Một phần của tài liệu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly enzyme lipase từ nội tạng cá lóc (Trang 33)