thời gian trích ly đến hoạt tính của enzyme lipase thu nhận từ nội tạng cá lóc
Mục đích: Xác định được điều kiện nhiệt độ và thời gian tối ưu cho quá
trình trích ly lipase từ nội tạng cá lóc có hoạt tính cao nhất.
Bố trí thí nghiệm:
Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian trích ly đến hoạt tính lipase thu nhận được tiến hành theo phương pháp quy hoạch hóa thực nghiệm sử dụng trực giao đối xứng, mỗi yếu tố tiến hành tại 3 mức (-1, 0, +1) và các bước nhảy -1,4 và +1,4 theo Bảng 3.2. Quy hoạch thực nghiệm đưa ra bảng
Nguyên liệu Trích ly
B0 B1 B2 B3
Lọc, ly tâm
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 37 Trường Đại học Cần Thơ
ma trận thực nghiệm gồm 33 thí nghiệm với 11 thí nghiệm cho 1 lần khảo sát (lặp lại 3 lần), trong đó có 4 thí nghiệm tại tâm (quy hoạch toàn phần 22), 4 thí nghiệm tại điểm sao (2 thí nghiệm cho mỗi biến) và 3 thí nghiệm lặp tại tâm để kiểm tra ý nghĩa các hệ số của phương trình hồi quy (Bảng 3.3).
Hàm mục tiêu (Y) là hoạt tính lipase (U/g, CKNL)
Bảng 3.2: Giá trị mã hóa và giá trị thực nghiệm của các yếu tố thực nghiệm Biến số Ký hiệu Đơn vị Ký hiệu giá trị mã hóa
-α (-1,4) -1 0 +1 -α (+1,4)
Nhiệt độ X1 C 26 30 40 50 54
Thời gian X2 phút 10 60 180 300 350
Khối lượng mẫu sử dụng: 11 x 3 x 0,05 kg/mẫu = 1,65 kg.
Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện dựa trên quy trình trích
ly ở mục 3.3.1, sử dụng dung dịch đệm thích hợp được lựa chọn từ thí nghiệm 2. Mẫu sau khi nghiền được ủ theo 11 đvtn, lặp lại 3 lần (Bảng 3.3). Tương ứng với từng điều kiện khảo sát, lọc và ly tâm, thu dịch chiết enzyme.
Bảng 3.3: Ma trận quy hoạch thực nghiệm quá trình trích ly lipase từ nội tạng cá lóc TT
mẫu
Giá trị mã hóa Giá trị thực nghiệm
X1 X2 Nhiệt độ trích ly, C Thời gian trích ly, phút
1 -1,4 0 26 180 2 -1 -1 30 60 3 -1 +1 30 300 4 0 -1,4 40 10 5 0 0 40 180 6 0 0 40 180 7 0 +1,4 40 350 8 +1 -1 50 60 9 +1 +1 50 300 10 +1,4 0 54 180 11 0 0 40 180
Dựa trên hoạt tính trung bình của lipase thu được tương ứng với 33 đơn vị thí nghiệm, sử dụng chương trình Statgraphics Centrution 15.2 để giải bài toán quy hoạch thực nghiệm và tính các hệ số phương trình hồi quy, trong đó hàm mục tiêu Y: Tổng hoạt tính lipase có trong dịch chiết enzyme (U/g chất khô nội tạng); X1: Nhiệt độ trích ly (C) và X2: thời gian trích ly (phút).
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 37 Trường Đại học Cần Thơ
Ý nghĩa của các hệ số được kiểm tra theo tiêu chuẩn Student với p = 0,05, số bậc tự do f = 3-1= 2. Kiểm tra sự tương thích phương trình hồi qui với thực nghiệm theo tiêu chuẩn Fisher, đảm bảo F < F0,95 (9-2, 3-1).
Vẽ đồ thị bề mặt đáp ứng và xác định điều kiện nhiệt độ và thời gian trích ly tối ưu.
Chỉ tiêu theo dõi: Hoạt tính enzyme lipase trong dịch chiết tương ứng
với 11 đvtn (U/g nội tạng cá lóc, CKNL).
Kết quả thu nhận: Nhiệt độ và thời gian trích ly tối ưu để thu được
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 37 Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN