2.12.3.1 Nhiệt độ
Cần duy trì một chế độ nhất định trong quá trình ấp trứng. Trứng mới đưa vào ấp còn lạnh nên 3-4 ngày đầu cần cung cấp nhiệt độ cao hơn các giai đoạn ấp sau. Trung bình thường nằm trong giới hạn từ 37-380C. Tuy giới hạn nhiệt độ này rất nhỏ (có 10C) nhưng phôi ở các lứa tuổi khác nhau cũng phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ khác nhau (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
2.12.3.2 Độ ẩm
Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi với hai tác động quan trọng là điều hòa sự bay hơi nước từ trứng và điều chỉnh độ tỏa nhiệt của trứng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
Trong giai đoạn đầu sự bốc hơi nước từ trứng phụ thuộc trức tiếp vào độ ẩm tương đối trong máy ấp. Giai đoạn sau thì sự bốc hơi nước không chỉ phụ
25
thuộc vào ẩm độ trong máy ấp mà còn phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của phôi, lượng nước nội sinh thải ra cần thoát ra ngoài trứng nên yêu cầu nhiệt độ trong máy ấp giảm đi. Vào vài ngày cuối của thời kì ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, vì vậy nhiệt độ lò ấp phải giảm hơn so với hai giai đoạn đầu và giữa, nhưng ngược lại ẩm độ của lò ấp phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa làm hạ nhiệt độ lò ấp và tránh gà nở bị sát vỏ và chết tắc.
2.12.3.3 Sự thông thoáng
Thông thoáng trong máy ấp là sự thay đổi không khí mới và tốc độ gió. Phôi cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào đều cần oxy để thở và thải cacbonic ra môi trường xung quanh. Phôi rất mẫn cảm khi tỷ lệ CO2 vượt quá mức cho phép, vì thế không khí bên trong máy ấp cần được thay đổi sao cho nồng độ khí CO2 không vượt quá 0,2-0,3% và O2 không thấp hơn 21%. Muốn đảm bảo độ thông thoáng trong máy ấp ngoài hệ thống quạt và thiết kế tốc độ gió của máy ấp, cần mở cửa thông thoáng cho thích hợp (Nguyễn Thị Mai và ctv.,
2009). Nếu thiếu dưỡng khí, gà con bị ngạt không nở được, gây chết hàng loạt.