sản xuất trứng
Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn sinh sản từ 40-60 tuần tuổi trong thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao giai đoạn sinh sản từ 40-60 tuần tuổi
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
±SE/P
E0 E40 E80 E120
Thức ăn 96,4 95,3 95,9 95,7 2,87/0,993 DM 88,6 87,5 88,1 87,9 2,55/0,992 OM 79,2 78,3 78,8 78,7 2,27/0,993 CP 17,0 16,8 16,9 16,9 0,48/0,996 EE 5,01 4,95 4,98 4,97 0,14/0,992 CF 7,30 7,21 7,26 7,25 0,20/0,992 NDF 18,6 18,4 18,6 18,5 0,52/0,990 ADF 10,0 9,90 9,97 9,95 0,28/0,993 Ash 7,97 7,88 7,93 7,92 0,23/0,993 Lys 1,44 1,42 1,43 1,42 0,04/0,995 Met 0,97 0,96 0,97 0,97 0,03/0,998 Ca 1,09 1,08 1,09 1,08 0,03/0,986 P 1,07 1,06 1,06 1,06 0,03/0,992 ME (MJ/con/ngày) 1,30 1,28 1,29 1,29 0,03/0,993
Ghi chú: DM: Vật chất khô, OM: Chất hữu cơ, CP: Protein thô, EE: Béo thô, CF: Xơ thô, NDF: Xơ trung tính, ADF: Xơ axid; Ash: Khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi; Lys: Lysine; Met: Methionine; Ca: Canxi và P: Photpho; E0, E40, E80, E120: Các mức độ bổ sung 0, 40, 80 và 120 mg vitamin E/kg thức ăn.
Qua bảng 4.1 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ ở thí nghiệm dao động từ 95,3-96,4 g/con/ngày, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng thức ăn tiêu thụ trong thí nghiệm cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm (2013) với lượng thức ăn tiêu thụ từ 93,9-95,7 g/con/ngày.
Lượng DM tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm dao động từ 87,5-88,6 g/con/ngày và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này
39
tươgn đương kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và ctv. (2009) là 83,0- 88,0 g/con/ngày, nhưng cao hơn Nguyễn Văn Bé (2013) và Nguyễn Thùy Trinh (2012) lần lượt là 79,9-80,9 g/con/ngày và 68,0-77,3 g/con/ngày.
Lượng CP tiêu thụ của các nghiệm thức dao động từ 16,8-17,0 g/con/ngày, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CP tiêu thụ của gà Sao sinh sản trong thí nghiệm thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hiên (2012) với lượng CP tiêu thụ là 16,7-21,2 g/con/ngày. Nhưng kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trinh (2012) có lượng CP tiêu thụ là 12,6-15,0 g/con/ngày.
Lượng EE và CF tiêu thụ dao động từ 4,95-5,01 và 7,21-7,30 g/con/ngày, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Lượng NDF và ADF tiêu thụ giữa các nghiệm thức dao động lần lượt từ 18,4-18,6 g/con/ngày và 9,9-10 g/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé (2013) có lượng NDF và ADF lần lượt là 15,4-15,6 g/con/ngày và 9,24-9,36 g/con/ngày.
Lượng ME tiêu thụ giữa các nghiệm thức dao động từ 1,28-1,3 MJ/con/ngày, nhưng sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này có thể giải thích là do các nghiệm thức có cùng công thức khẩu phần chỉ khác nhau các mức độ bổ sung vitamin E nên khả năng tiêu thụ dưỡng chất chênh lệch giữa các nghiệm thức là không lớn. Kết quả trong thí nghiệm chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hiên (2012) là 1,26-1,29 MJ/con/ngày, tuy nhiên lại cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2011) có lượng ME tiêu thụ là 0,67- 0,68 MJ/con/ngày.
Lượng lysine và Methionine tiêu thụ giữa các nghiệm thức dao động từ 1,42-1,44 g/con/ngày và 0,96-0,97 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Asli
et al. (2007) có lượng Lysine và Methionine tiêu thụ là 0,752g/con/ngày và 0,358 g/con/ngày.
Lượng Ca và P tiêu thụ giữa các nghiệm thức có sự biến động lần lượt là 1,08-1,09 và 1,06-1,07 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,0,5).
Từ những chỉ tiêu của thức ăn tiêu thụ cho thấy khi tăng các mức độ bổ sung vitamin E vào khẩu phần thì lượng thức ăn tiêu thụ tăng lên đến mức tối
40
ưu (80 mg vitamin E/kg thức ăn). Nếu tăng lượng vitamin E cao hơn nữa thì lượng thức ăn tiêu thụ không tăng thêm và có phần giảm nhẹ.