Phương pháp giáo dục pháp luật qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 40)

Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở khác với các hình thức giáo dục pháp luật khác ở chỗ chỉ khi nào có vụ việc vi phạm pháp luật hoặc tranh chấp nhỏ xảy ra thì Hoà giải viên mới có lý do để tiến hành hoà giải và kết hợp với việc giáo dục pháp luật cho các bên tranh chấp và những người có liên quan. Vì vậy, phương thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở đây là phương thức tác động trực tiếp từ chủ thể giáo dục (Hòa giải viên) đến đối tượng giáo dục (các bên tranh chấp và những người khác) với nội dung giáo dục pháp luật xác định, gắn liền với từng tranh chấp cụ thể... Do đó, Hòa giải viên có thể lựa chọn phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng trong từng vụ việc hòa giải cụ thể.

Hòa giải do tổ hòa giải thực hiện không nhất thiết phải tuân theo một thủ tục chặt chẽ mà có thể tiến hành hòa giải ở mọi lúc, mọi nơi mà tổ viên tổ hòa giải thấy thuận tiện cho việc hòa giải và việc hòa giải đạt kết quả, không cần trụ sở, biên bản, bàn giấy...tổ viên Tổ hòa giải có thể chỉ dùng lời lẽ thuyết phục các bên, giúp họ đạt được thỏa thuận, giải quyết được mâu thuẫn mà vẫn tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Các vụ việc hòa giải phải đảm bảo đúng nguyên tắc hòa giải, đúng phương châm, phương pháp hòa giải tôn trọng sự tự nguyện của mỗi bên. Trong quá trình hòa giải kết hợp hài hòa giữa lý và tình, chủ động kiên trì, sáng tạo trong các bước hòa giải nhằm tạo được niềm tin trong nhân dân và góp phần tích cực trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,

thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên địa bàn huyện.

Người làm công tác hòa giải phải hiểu được tâm lý của những người đang có mâu thuẫn, tranh chấp, giữa họ ai cũng có những lý lẽ cho rằng mình đúng và không chấp nhận lý lẽ của bên kia. Do đó, khi hòa giải tổ viên Tổ hòa giải phải giúp họ bình tĩnh, tỉnh táo để nhìn nhận ra sự thật, thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên. Chỉ khi nào họ hiểu đúng đắn và thông cảm với nhau thì họ mới tự nguyện cùng nhau giải quyết mọi mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 40)