Tăng cường số lượng hòa giải viên làm việc trong các đơn vị

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 112)

công quyền nhằm tăng hiệu quả và ảnh hưởng giáo dục

Do tốc độ phát triển của xã hội ngày càng tăng, các loại vụ việc trang chấp ngày càng đa dạng và phức tạp, trình độ dân trí ngày càng cao, các văn phòng luật sư và các trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng công chứng trên địa bàn huyện ngày càng nhiều (Hiện nay, có 03 văn phòng công chứng đang hoạt động), trong khi đó trình độ hòa giải viên có hạn nên hoạt động hoà giải ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, số lượng hoà giải viên trên địa bàn huyện tuy nhiều nhưng nhiều người còn ngại va chạm nên chưa mạnh dạn, thiếu nhiệt tình trong hoạt động hòa giải nên chưa kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh trên địa bàn dân cư. Để tăng cường chất lượng cũng như số lượng các hòa giải viên làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở thì nên tăng cường số lượng hòa giải viên làm việc

trong các đơn vị công quyền nhằm tăng hiệu quả và ảnh hưởng giáo dục. Những người làm trong các đơn vị công quyền thường có hiểu biết pháp luật, cơ bản đều được tuyển chọn từ những người ưu tú nên được nhân dân tín nhiệm, lời nói của họ có tính thuyết phụ cao và có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhân dân địa phương. Hiện nay, huyện có số lượng hòa giải viên làm trong các cơ quan công quyền ít: Bí thư chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố: chiếm tỷ lệ 10%, Trưởng thôn, phó thôn: chiếm tỷ lệ 15%, Cán bộ Tư pháp: chiếm tỷ lệ 2%, thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc: chiếm tỷ lệ 9.1 %.

Do vậy, Huyện Thường Tín cần có chính sách nhằm gia tăng số lượng cán bộ tham gia công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở như khi tổ chức kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở cần bổ sung thêm các đối tượng là cán bộ các cơ quan nhà nước tham gia công tác hòa giải ở những lĩnh vực nóng hay sảy ra mây thuẫn: cán bộ địa chính, xây dựng xã (giúp giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến đất đai, trật tự xây dựng tại xã); cán bộ văn hóa xã, cán bộ dân số xã (giải quyết các mâu thuẫn trong lĩnh vực văn hóa và dân số, kế hoạch hóa gia đình), cán bộ tư pháp (Quản lý chung công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở và cung cấp kiến thức, tài liệu, văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan, tổ chức tập huấn theo lịch của ủy ban nhân dân huyện), các cán bộ làm công tác chuyên môn khác của chính quyền xã,… Ngoài ra, cần xây dựng các thiết chế nhằm gắn trách nhiệm của cán bộ với công tác hòa giải ở cơ sở, đưa hòa giải ở cơ sở vào làm một tiêu chí bình xét cán bộ, có như vậy mới tạo động lực cho cán bộ cố gắng, nhiệt tình trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Đây cũng là một giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở. Hòa giải viên đồng thời là cán bộ trong các cơ quan công quyền sẽ am hiểu luật, làm việc bài bản và tạo được lòng tin với nhân dân, từ giải quyết mâu thuẫn đến hướng cho các bên tự nhận thức và chấp hành pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 112)