1.2.3. Vai trò của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở cơ sở
Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở có
vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đầm ấm,
đùm bọc, giúp đỡ nhau, xây dựng xã hội bình yên, giàu mạnh, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đoàn kết trong nhân dân.
Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở trực
tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và một số tranh chấp trong nhân
dân, tăng cường khối đoàn kết của nhân dân thông qua sự hiểu biết lẫn nhau; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tôi phạm ở cơ sở. Thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở.
Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở có
hiệu quả sẽ góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt
tình trạng gửi đơn kiện cáo lên Tòa án, cơ quan hành chính cấp trên, giúp cho các cơ quan nhà nước giảm bớt việc giải quyết đơn thư khiếu kiện không cần thiết, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân.
Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở góp
phần giáo dục pháp luật trong nhân dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức
chấp hành pháp luật, kỷ cương của Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng ý
thức “sống và là việc theo Hiến pháp và pháp luật” và “quản lý đất nước
bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý” [19] như Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đã xác định.