6. Cấu trúc của luận văn
3.3.3.2. Về phía người nộp thuế và quần chúng nhân dân
Nguyên nhân nợ thuế xuất phát từ phía người nộp thuế TNDN: từ năm 2011 đến nay, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, các doanh nghiệp ở huyện Bình Xuyên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, trình độ của các chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn hạn chế khiến cho ý thức chấp hành luật thuế nói chung và luật thuế TNDN nói riêng chưa cao. Thực tế, các doanh nghiệp luôn tìm cách để “chây ỳ” tiền thuế và tiền nợ thuế bằng cách: sửa chữa, làm giả các hóa đơn chứng từ để làm giảm số thuế phải nộp; lập nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau, không để tiền trong tài khoản ngân hàng, khi có quyết định cưỡng chế
nợ đối với doanh nghiệp của mình thì lợi dụng các quan hệ để trì hoãn hoặc nộp một phần nhỏ tiền thuế nợ để dừng quyết định cưỡng chế nợ của cơ quan thuế;… Những nguyên nhân này khiến cho công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục gặp rất nhiều khó khăn.
Thói quen của quần chúng không lấy hóa đơn khi mua hàng, vô tình tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn theo giá hàng hóa, dịch vụ có lợi cho mình.
Luật quản lý thuế quy định rõ ràng: “ Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.” [20] nhưng trên địa bàn huyện Bình Xuyên chưa có một trường hợp vi phạm pháp luật thuế nào do công dân tố giác. Điều này đặt ra 2 vấn đề cần xem xét trong công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục: trước hết, trong quản lý, Chi cục chưa có những biện pháp nhằm khuyến khích và lôi kéo quần chúng tham gia vào nhiệm vụ phát hiện và tố giác vi phạm pháp luật thuế; thứ hai, sự quan tâm và chỉ đạo chưa quyết liệt của các cấp chính quyền liên quan như: Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Bình xuyên,.. trong việc tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật thuế và tố cáo vi phạm về thuế cho nhân dân.