Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thuế TNDN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.6.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thuế TNDN

Thứ nhất, chất lượng của luật quản lý thuế:

Luật quản lý thuế điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý thuế tức là, quy định trình tự, thủ tục, cách thức, phương pháp quản lý thuế, quy định việc tổ chức thực hiện các luật thuế. Nếu luật quản lý thuế quy định rõ ràng, cụ thể về: phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh, nội dung quản lý, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị thì sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý thuế diễn ra nhanh gọn, chính xác và hiệu quả. Ngược lại, luật quản lý thuế chưa rõ ràng, rườm rà, thiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý thuế, … sẽ làm giảm hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng

Luật quản lý thuế quy định rõ ràng các công cụ đòn bẩy lợi ích khuyến khích các mặt tích cực và các chế tài xử lý, thanh lọc các hiện tượng tiêu cực trong thực thi pháp luật thuế TNDN sẽ là động lực thúc đẩy cơ quan thuế và doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời là biện pháp răn đe đối với những hành vi sai phạm.

Thứ hai, năng lực và trình độ của cán bộ quản lý thuế TNDN.

Cán bộ thuế là người thực thi pháp luật thuế thông qua những công cụ làm việc. Cán bộ ngành thuế có trình độ và lương tâm nghề nghiệp sẽ tuyên truyền hướng dẫn người nộp thuế tận tình; sát sao trong công việc góp phần làm giảm tình trạng trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp. Ngược lại, trình độ và nhận thức của cán bộ ngành thuế hạn chế sẽ làm giảm chất lượng thực hiện công việc, gây thất thu thuế, dễ bị người nộp thuế mua chuộc….

Cơ chế quản lý của ngành thuế nói chung và cơ quan thuế nói riêng cũng tác động quan trọng tới việc quản lý thuế TNDN. Cơ chế quản lý chặt chẽ, chế độ thưởng phạt rõ ràng, phân minh, công bằng sẽ là động lực cho

những cán bộ mẫn cán, có năng lực, đồng thời cũng là sự răn đe với những hành vi tiêu cực trong độ ngũ cán bộ ngành thuế.

Thứ ba, trình độ dân trí và ý thức chấp hành của người nộp thuế

Trình độ dân trí có tác động mạnh mẽ tới việc quản lý thuế TNDN. Khi trình độ dân trí cao, trong nhân dân sẽ hình thành những tư tưởng và hành động tích cực cho việc thực thi luật thuế TNDN như: thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ; ý thức chấp hành pháp luật thuế cao; tố giác, bài trừ những hành vi trốn thuế, gian lận thuế… Tuy nhiên, trình độ dân trí cao sẽ làm xuất hiện những hành vi trốn thuế, gian lận thuế với thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn gây khó khăn cho công tác quản lý…

Người nộp thuế là một chủ thể trong quan hệ pháp luật về thuế TNDN. Nếu ý thức và trình độ của người nộp thuế cao giúp cho luật thuế được thực hiện đúng đắn, nhanh gọn và hiệu quả. Ngược lại, ý thức và trình độ của người nộp thuế còn hạn chế sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng như: làm sai hoặc làm không đầy đủ các quy định về thuế, trốn thuế, gian lận thuế vì lợi ích trước mắt…

Thứ tư, nội dung của luật thuế TNDN

Nếu luật thuế TNDN rõ ràng, minh bạch, cụ thể sẽ góp phần giúp doanh nghiệp và cơ quan thuế dễ thực hiện, đồng thời giảm thiểu những vi phạm về pháp luật thuế. Cụ thể, các chi phí được trừ và không được trừ trong tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp sẽ chấm dứt tình trạng doanh nghiệp tìm các mánh khóe để tăng chi phí được trừ, từ đó giảm số thuế TNDN phải nộp. Luật thuế TNDN có nhiều mức thuế suất, các tiêu chí hưởng các mức thuế suất không rõ ràng sẽ khiến doanh nghiệp tìm cách lách luật để hưởng mức thuế suất thấp….

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong phương pháp này là giới hạn của sự trừu tượng hoá. Việc loại bỏ những cái cụ thể nằm trên bề mặt của cuộc sống phải bảo đảm tìm ra được mối quan hệ bản chất giữa các hiện tượng dưới dạng thuần tuý nhất của nó; đồng thời phải bảo đảm không làm mất nội dung hiện thực của các quan hệ được nghiên cứu; không được tuỳ tiện, loại bỏ cái không được phép loại bỏ, hoặc ngược lại, giữ lại cái đáng loại bỏ. Giới hạn trừu tượng hoá cần thiết và đầy đủ này được quy định bởi chính đối tượng nghiên cứu.

Trong luận văn, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng xuyên suốt ở các chương. Tác giả đã tạm thời gạt đi việc xem xét tình hình quản lý thuế TNDN trên góc độ của ngành luật, kế toán, tài chính,… để nhìn nhận thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN tại chi cục trên lập trường của kinh tế chính trị.

Khi nghiên cứu thực trạng quản lý thuế TNDN tại chi cục, tác giả tạm thời trừu tượng các quan hệ xã hội khác mà chú trọng xem xét mối quan hệ giữa người nộp thuế với người thu thuế, từ đó, tìm ra những kết quả tích cực và những hạn chế của các đối tượng này trong việc thực hiện các quy trình quản lý thuế TNDN.

2.2. Phƣơng pháp thống kê

Thống kê là một phương pháp bao gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương pháp thống kê sẽ giúp cho tác giả tìm được những số liệu chính xác nhất, phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thống kê trong phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên. Tác giả thu thập các số liệu về: số lượng doanh nghiệp; số nợ thuế; số doanh nghiệp thành lập mới, giải thể; số thuế truy thu; số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra hàng năm; số thuế TNDN thu được;… Từ đó, tính toán số liệu tương đối, tỷ lệ để rút ra kết luận về thực trạng quản lý thuế TNDN. Các bảng số liệu trong luận văn đều là kết quả của phương pháp thống kê.

2.3. Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu, tài liệu

Đây là phương pháp khá quan trọng giúp tác giả bổ sung những tri thức mới về các vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Thu thập tài liệu: tác giả tìm nguồn tài liệu là sách; bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành; luận văn, luận án, số liệu của Bộ Tài chính như: tỷ lệ thuế TNDN/GDP, số giờ doanh nghiệp dùng để làm các thủ tục về thuế TNDN; số liệu của Chi cục thuế huyện Bình Xuyên về: số thuế TNDN, số nợ thuế TNDN, xử lý vi phạm về thuế TNDN, số cán bộ của chi cục, … . Các tài liệu được tìm trên thư viện, hiệu sách, các website.

Tài liệu sau khi thu thập sẽ được tác giả phân tích, chọn lọc. Việc phân tích tài liệu đòi hỏi lượng thời gian khá lớn. Tác giả phải đọc, phân tích và tổng hợp những tri thức cần thiết cho luận văn của mình. Trong luận văn, phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng nhiều nhất và tập trung ở chương tổng quan tài liệu. Tác giả đã tiến hành khảo cứu các công trình

nghiên cứu có liên quan tới đề tài, phân tích nôi dung chính, phương pháp sử dụng để kết luận những điểm đã đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Nhờ vậy tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu cả luận văn. Hơn nữa, tác giả cũng đã kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận như: lý luận về thuế, thuế TNDN, quản lý thuế TNDN nhằm sử dụng để phân tích các chương sau của luận văn.

2.4. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này, tác giả có thể biết được những biến động của các đối tượng, chỉ tiêu, từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá. Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh khi: so sánh số liệu về số thu thuế TNDN, số nợ thuế TNDN, tỷ lệ nợ thuế TNDN trong tổng số nợ,…qua các năm để đưa ra nhận định về thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thuế TNDN tại Chi cục.

2.5. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách chính xác.

Phương pháp phân tích và tổng hợp được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 3: thực trạng quản lý thuế TDNN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ở đây, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN trên các nội dung quản lý cụ thể như: lĩnh vực kê khai thuế TNDN, lĩnh vực quản lý nợ thuế TNDN, lĩnh vực xử lý vi phạm pháp luật thuế TNDN,… để đánh giá các thành tựu đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý thuế TNDN, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

Phương pháp phân tích và tổng hợp còn được sử dụng trong chương 4 của luận văn: giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả đã đề xuất các giải pháp trên các khía cạnh: luật thuế TNDN, luật quản lý thuế; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngành thuế…

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Giới thiệu về Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Chi cục thuế huyện Bình Xuyên được tách ra từ Chi cục thuế huyện Tam Đảo theo Quyết định số 919/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục thuế huyện Bình Xuyên trực thuộc Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1. Vị trí, chức năng

1. Là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục thuế huyện Bình Xuyên và các Chi cục thuế khác trên cả nước có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng tổng cục thuế. Chi cục thuế có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu và phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục thuế.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giả m, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các

phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)