Về phía luật

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 64)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.1. Về phía luật

* Luật thành lập doanh nghiệp:

Chính sách thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp khá thông thoáng nhưng việc theo dõi nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp còn buông

lỏng nên tạo nhiều kẽ hở cho việc thành lập các doanh nghiệp “ma” nhằm trốn thuế, gian lận thuế. Trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa phát hiện doanh nghiệp “ma” nào hoạt động nhưng cũng cần đề ra những đối sách cho vấn đề này trong tình hình hiện nay.

* Luật quản lý thuế:

- Quy định về xử lý hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nợ thuế, chậm nộp thuế TNDN chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp.

Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: theo Thông tư 166/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 Quy định về xử phạt về vi phạm hành chính về thuế: phạt tiền từ 1 lần số thuế trốn hoặc gian lận đến 3 lần số thuế trốn hoặc gian lận. Biện pháp này chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm. Đối với hành vi khai thiếu, khai sai dẫn đến số thuế phải nộp không chính xác, khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện bị phạt 20% số thuế khai sai.

Trốn thuế, gian lận thuế nói chung và trốn thuế TNDN nói riêng mới chỉ bị cơ quan thuế xử lý hành chính bằng biện pháp cảnh cáo, phạt tiền mà chưa có chế tài xử lý bằng biện pháp hình sự và các biện pháp khác.

Đối với hành vi chậm nộp thuế TNDN: biện pháp xử lý hành chính đối với các doanh nghiệp chậm nộp thuế TNDN còn nhẹ nhàng: từ 1/7/2013 trở về trước, phạt chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp là 0,05% của tổng số thuế nộp chậm/ngày, tức là 1,5%/tháng, trong khi lãi suất ngân hàng thường lớn hơn 1,5%/tháng. Vì vậy, các doanh nghiệp nợ tiền thuế để có thêm vốn quay vòng sản xuất, kinh doanh. Từ ngày 1/7/2013 đến nay, với những khoản nợ trên 90 ngày, phạt nộp chậm là 0,07% tổng số thuế nộp chậm/ngày, tương đương 2,1%/tháng, cao hơn lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ hoặc thuế vốn để sản xuất, kinh doanh nên doanh nghiệp sử dụng tiền thuế để quay vòng vốn sản xuất, kinh doanh.

- Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa quyết liệt, cơ quan thuế khó thực hiện: khi cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế phải thực hiện lần lượt các biện pháp theo quy định của luật sẽ làm giảm tính linh hoạt trong xử lý cưỡng chế nợ thuế. Chẳng hạn, từ năm 2013 trở về trước theo Thông tư 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007, cưỡng chế nợ thuế phải tuần tự bằng các biện pháp sau: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần lương, thu nhập của người nộp thuế; kê biên tài sản; thông báo hóa đơn của doanh nghiệp không có giá trị sử dụng. Các biện pháp này rất khó thực hiện vì: doanh nghiệp do Chi cục quản lý thường không có tiền trong tài khoản ngân hàng; kê biên tài sản rất khó khăn vì đa số là các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể nên lượng tài sản cố định ít và có giá trị thấp. Trên thực tế, Chi cục chưa thực hiện kê biên tài sản một doanh nghiệp nào trong giai đoạn từ 2011- 2013. Từ năm 2013 đến nay, thực hiện Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, các biện pháp cưỡng chế có thay đổi về thứ tự thực hiện: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần lương, thu nhập của người nộp thuế; thông báo hóa đơn của doanh nghiệp không có giá trị sử dụng;kê biên tài sản. Trình tự đã phù hợp hơn nhưng vẫn khó khăn ở khâu thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 64)