Tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.2. Tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp

Nợ thuế: là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, tiền chậm nộp và các

đã kê khai, cơ quan thuế đã tính; các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định trên mà chưa nộp vào NSNN.

Số nợ thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Chi cục ngày càng tăng về số lượng và quy mô: Theo bảng 3.5 cho thấy: số nợ thuế TNDN tăng lên qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013, số nợ thuế TNDN khó thu còn chiếm tỷ lệ lớn. Số lượng doanh nghiệp nợ thuế TNDN cũng tăng lên cả tương đối và tuyệt đối: từ 2011 đến 2014, tăng từ 146 doanh nghiệp lên 207 doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp nợ thuế TNDN trên tổng số doanh nghiệp tăng từ 51% lên 57% trong vòng 3 năm.

Bảng 3.14: Số lƣợng doanh nghiệp nợ thuế TNDN Năm Tổng nợ thuế TNDN Tổng số DN Số DN nợ thuế TNDN Tỷ lệ DN nợ thuế TNDN/ Tổng số DN 2011 546.497 288 146 51% 2012 2.284.173 322 173 54% 2013 2.165.529 364 207 57%

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)

Nợ thuế nói chung và nợ thuế TNDN nói riêng có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội như:

+ Nợ thuế không có khả năng thu gây thất thu NSNN

+ Nợ thuế đã tạo ra chi phí không cần thiết đối với xã hội có liên quan đến công tác quản lý thuế, gây mất thời gian, công sức, tiền của cho việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Khi xuất hiện các khoản nợ thuế, đòi hỏi Nhà nước phải có một bộ phận chuyên đảm nhận chức năng quản lý các khoản nợ thuế đó. Do vậy, việc quản lý những khoản nợ này rất phức tạp, đòi hỏi tốn kém về thời gian, tiền bạc và nhân lực.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62)