Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tíndụng ở NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn (Trang 60)

NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bắc Kạn

III.1. Kiến nghị với chính phủ.

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro, gắn bó mật thiết với tình hình kinh tế xã hội và chính trị của đát nước. Do vậy để đảm bảo môi trường kinh tế xã hội ổn định, trong đó không thể không có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự,… giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.zabt

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có được các thông tin đáng tin cậy và chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Chính phủ cần tăng cường vai trò của kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế và có các biện pháp tổ chức công tác kiểm toán, cần có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy đầu tư và sản xuất phát triển, giảm bớt những ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước.bên cạnh đó cần phải đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp, như thế sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Thu hút đầu tư bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.hjyu

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy

Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc thẩm định tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng.

III.2. Kiến nghị đối với NHNN.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban basel,tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.mọi

Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, luật ngân hàng, hệ thống hóa những kiến thức về thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng để cán bộ có thể vận dụng chính xác và hiệu quả hơn, góp phần giảm bớt rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.noi

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng tại NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng.

Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho bộ phận tín dụng.

III.3. Kiến nghị đối vơi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

AGRIBANK đóng vai trò là ngân hàng chủ quản của NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Bắc Kạn, mọi hoạt động đổi mới của chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương, chính sách của hội sở chính.vung

Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần chú trọng hơn nữa việc phân tích tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung và thị trường vốn nói riêng trong đó có tính đến tình hình

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, của lãnh đạo cấp trên đối với chi nhánh.Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo cấp trên xuống kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động kinh doanh đối với chi nhánh/PGD, chi nhánh có sự kiểm tra chéo giữa các PGD với nhau.trui

Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao

AGRIBANK cần có quy định những tiêu chuẩn đối với cán bộ công nhân viên ở các mặt hoạt động nghiệp vụ cũng như vị trí cấp bậc khác nhau. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, nội dung giảng dạy phải không ngừng nâng cao để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng. Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro. kuie

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy

KẾT LUẬN

Đối với NHNo&PTNT Bắc Kạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng, có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền kinh tế thông qua việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Chính vì thế rủi ro đối với hoạt động ngân hàng rất đa dạng, phức tạp. Ngân hàng không bao giờ có kỳ vọng đưa được các rủi ro này về 0 mà chỉ cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất. Rủi ro tín dụng có tác động rất lớn đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.Vì thế việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là luôn cần thiết.jughd

Từ lý luận nghiên cứu, chuyên đề áp dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của chi nhánh,phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như các nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng, các biện pháp, công cụ dùng trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhận xét những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số các giải pháp có tính khả thi với điều kiện hiện nay của Agribank Bắc Kạn. Các giải pháp tập trung vào việc xây dựng chính sách, quy trình tín dụng, công tác nhân sự và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thên của các thầy, các cô.

Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Quang Huy và ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong phòng tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn đã chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang web ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:http://w.w.w.Agribank.com.vn http://w.w.w.Agribank.com.vn

2. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Giáotrình khoa học quản lý tập 1- NXB Khoa học và kỹ thuật 2007. trình khoa học quản lý tập 1- NXB Khoa học và kỹ thuật 2007.

3. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngânhàng, Nhà xuất bản thống kê, 2005 hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2005

4. PGS.TS Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng,NXB Giao thông vận tải, 2009

5. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính,2002 2002

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Aribank Bắc Kạn

7. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - NXBKhoa học và Kỹ thuật – 2006 Khoa học và Kỹ thuật – 2006

8. TS. Phan Thị Thu Hà. Giáo trình Ngân hàng thương mại – Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân – NXB Thống kê 2006 học Kinh tế Quốc dân – NXB Thống kê 2006

9. Tạp chí Ngân hàng: Số 20 tháng 10/2008; số 24 tháng 12/2010

10. BáoVn Economy số ra ngày 19/4/2012

11. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Trần Thị Thơ, NXB Thống kê – HàNội 2005. Nội 2005.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w