Định hướng cho hoạt động tíndụng trong thời gian tới của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn (Trang 50)

NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Kạn.

I.1. Kế hoạch kinh doanh.

Xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, từ xu hướng phát triển của ngân hàng và thực hiện sự chỉ đạo của hội đồng quản trị và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, kế hoạch kinh doanh trong năm 2012 phải phấn đấu đặt mức tăng trưởng cao, an toàn, bền vững và hiệu quả.náew

Một là: Khai thác tốt các nguồn lực, cơ hội, đẩy lùi được khó khăn,

thách thức qua đó kinh doanh đạt hiệu quả cao, an toàn, bền vững- tăng cường tiềm lực- sức cạnh tranh-vị thế- thương hiệu trên địa bàn.

Hai là: kế hoạch phải cụ thể, chi tiết đến từng phòng, tổ nghiệp vụ. Xây

dựng quy mô- cơ cấu- tỷ trọng…hợp lý, không chạy theo tăng trưởng, chạy theo thành tích nếu không kiểm soát được, mất an toàn và kém hiệu quả. Các phòng ban và bộ phận chủ động lựa chọn cách làm hợp lý, hiệu quả, an toàn nhưng phải thể hiện được tính sang tạo, thực tế, tiên tiến.bnhy

Ba là: Kế hoạch phải thể hiện rõ tính minh bạch rõ ràng theo nguyên

tắc: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không dấu giếm nợ xấu, lãi treo. Kế hoạch phải được lập và giao đến từng cán bộ.Xây dựng và quán triệt kế hoạch thực sự là kế hoạch kinh doanh, là pháp lệnh và mọi người đều phải nắm vững, hiểu rõ, ý thức được quyền lợi gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm, sẵn sàng tự chịu trách nhiệm.lăng

Bốn là: Không bình quân về mức độ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng

nhất là tín dụng. Trong tín dụng cần tập trung cho dự án, khoản vay, khách hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả, an toàn để cho vay tránh tình trạng cho vay

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy

tràn lan, không hiệu quả, không an toàn. Gắn bó chặt chẽ hoạt động tín dụng tạo đà gắn với tăng trưởng huy động vốn và phát triển dịch vụ.ut

Năm là: Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu. Đồng

thời tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và văn minh giao dịch của cán bộ. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới và khách hàng tiềm năng.

I.2. Định hướng mở rộng và tăng trưởng tín dụng:

Thứ nhất: Tăng trưởng tín dụng với mục tiêu an toàn và hiệu quả

Đẩy mạnh các biện pháp về an toàn vốn tín dụng: gia tăng tài sản, tăng cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tăng cường hợp tác đồng tài trợ để giảm bớt áp lực về vốn và phân tán rủi ro.khoa

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tận thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, thu lãi treo và trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai: Chính sách đối với các nhóm đối tượng khách hàng hiện có

Thực hiện và vận hành có hiệu quả chương trình xếp hạng định hạng tín dụng nội bộ làn cơ sở xếp nhóm nợ theo Điều 7-493 để phù hợp với QĐ 493/NHNN.

Áp dụng chính sách khách hàng theo xếp hạng tín dụng nội bộ và điều hành cơ chế lãi suất dương để vận dụng chính sách:

Đối với việc tiếp cận mở rộng khách hàng mới, chi nhánh chỉ lựa chọn, tiếp thị quan hệ tín dụng đối với khách hàng đáp ứng được các điều kiện về tín dụng: có tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi; có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; có tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định.quan

I.3. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng:Thứ nhất: Thứ nhất:

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy

thường xuyên thực hiện đúng và đủ quy trình quản lý rủi ro. Yếu tố rủi ro cần phải được xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trong các quyết định của Ban lãnh đạo, trong mỗi hành vi tác nghiệp của CBCNV ngân hàng.ly

Thứ hai:

Không ngừng nâng cao nguồn lực con người. Quản lý rủi ro là một công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về nhiều mặt. Liên tục cử các CBCNV tham gia các khóa học về tào tạo quản lý rủi ro trong và ngoại nước. Đặc biệt tính đến việc mời chuyên gia quốc tế có tiếng về hợp tác cùng ngân hàng, thúc đẩy hoàn thiện và phát triển công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.51c

Thứ ba:

Liên tục nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin. Từ đó có thể nhanh chóng cung cấp kịp thời chính xác các thông tin theo yêu cầu cũng như phần mềm hỗ trợ cho việc tính toán, đo lường, phân tích…

Thứ tư: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa phòng quản lý rủi ro với các phòng ban trong chi nhánh, đặc biệt là với các bộ phận tác nghiệp trực tếp tạo ra rủi ro. Bởi công tác quản trị rủi ro muốn thành công thì phải dựa vào sự tuân thủ quy chế phối hợp.hov

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn (Trang 50)