Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92)

6. Nội dung của luận văn

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch

cục Du lịch

3.3.1.1. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch nội địa

Đảm bảo môi trường pháp lý công bằng và thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào sản phẩm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng chương trình du lịch nội địa.

Trang 91

Chính phủ, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cần có chiến lược và chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có sự gắn bó chặt chẽ với hàng không, cơ sở lưu trú, điểm đến và có chính sách giảm giá các mặt hàng xăng, điện, thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp du lịch có thể kinh doanh sản phẩm lữ hành nội địa giá rẻ, chất lượng cao nhằmkích cầu du lịch nội địa và tạo lợi thế về giá so với các tour nước ngoài giá rẻ hiện nay như Thái Lan, Campuchia, Malaysia,..

Nâng cao năng lực và hiệu lực của lực lượng thanh tra kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa nhằm ngăn chặn tình trạng những công ty ma kinh doanh trá hình, kinh doanh trốn thuế. Trên cơ sở đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty lữ hành nội địa hoạt động bền vững.

Triển khai chương trình kích cầu du lịch trong phạm vi cả nước, hỗ trợ quảng bá cho doanh nghiệp, tổ chức hội thảo du lịch, đào tạo VTOS…

3.3.1.2. Quản lý khai thác tài nguyên du lịch, tăng cường quản lý điểm đến, đảm bảo môi trường, an ninh, trật tự, an toàn và quyền lợi của khách du lịch

Để quản lý và khai thác tài nguyên du lịch nội địa hiệu quả, ngành du lịch cần phải quy hoạch tổng thể và có chiến lược phát triển hợp lý toàn diện, khai thác đi đôi với bảo tồn các tài nguyên du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành và tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển du lịch. Các điểm tham quan du lịch nên có quy định về quy tắc tham quan, giới hạn giờ tham quan, tuân thủ quy định sức chứa.

Cải thiện hình ảnh về du lịch nội địa bằng cách xây dựng hoàn thiện điểm đến và dịch vụ bổ sung; nâng cao nhận thức khách du lịch, phát huy vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch tại các điểm đến và tăng cường quản lý môi trường tự nhiên, cảnh quan tại các khu điểm du lịch theo hướng giảm thiểu việc gây ô nhiễm, đảm bảo môi trường vệ sinh, trong sạch.

Trang 92

3.3.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có tính chiến lược trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát triển cân đối giữa các cấp bậc đào tạo và phân bổ hợp lý giữa các vùng miền. Tổng cục du lịch nên rà soát lại toàn bộ nguồn nhân lực, xác định nhu cầu về nhân lực trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài để từ đó có thể có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

Tiêu chuẩn hóa chương trình đào tạo, Tổng cục du lịch nên khuyến khích các cơ sở đào tạo trực thuộc ngành cải tiến chương trình giảng dạy, tài liệu giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để nắm bắt những thay đổi trong thực tiễn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)