Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)

6. Nội dung của luận văn

1.3.2. Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa

Kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhiều nhu cầu khác nhau khi đi du lịch của khách. Hoạt động tạo ra dịch vụ và hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác. Trong đó,sản phẩm chính yếu là chương trình du lịch nội địa.

1.3.2.1. Chương trình du lịch nội địa

Trong các nghiên cứu khoa học về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất định nghĩa về chương trình du lịch. Một số định nghĩa tiêu biểu như sau:

Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 13 Điều 4 giải thích từ ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.

Trong giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012) của Đại học Kinh tế Quốc dân, định nghĩa: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách [25, tr.161].

Trong luận án Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh đưa ra định nghĩa về chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là sự liên kết, sắp đặt dịch vụ thăm quan, giải trí với ít nhất một dịch vụ khác của nhà cung cấp với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã xác định trước. Nó được bán khi thực hiện chuyến đi [21, tr.24].

Trang 24

Như vậy, căn cứ vào thị trường khách du lịch và trên cơ sở những khái niệm chương trình du lịch, có thể đưa ra định nghĩa chương trình du lịch nội địa là chương trình du lịch trong nước trọn gói dành cho khách nội địa.

1.3.2.2. Đặc tính của các chương trình du lịch nội địa

Chương trình du lịch nội địa cũng mang các đặc tính của chương trình du lịch trọn gói gồm: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào uy tín nhà cung cấp, tính dễ bị sao chép, tính thời vụ cao và khó bán.

Tính vô hình của chương trình du lịch nội địa biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đo, đong đếm, sờ nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua mà phải tiêu dùng để trải nghiệm chứ không phải là sở hữu nó.

Tính không đồng nhất của chương trình du lịch nội địa biểu hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không kiểm soát được.

Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp, các dịch vụ có trong chương trình du lịch nội địa gắn liền với các nhà cung cấp, cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn đối với khách.

Tính dễ sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch nội địa không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiến tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp.

Tính thời vụ cao và luôn bị biến động bởi vì tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch nội địa là sản phẩm dịch vụ có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Chất lượng của chuyến du lịch nội địa chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và cả người tiêu dùng.

Trang 25

Tính khó bán của chương trình du lịch nội địa là kết quả của các đặc tính nói trên. Tính khó bán còn do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du lịch nội địa.

1.3.2.3. Quy trình xây dựng và tổ chức xúc tiến bán các chương trình du lịch

nội địa

Chương trình du lịch nội địa khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu gồm: tính khả thi, tính phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy hành vi mua và quyết định mua của khách du lịch. Để đạt được những yêu cầu đó chương trình du lịch nội địa phải được xây dựng theo quy trình sau:

-Nghiên cứu nhu cầu của thị trường nội địa, nghĩa là nghiên cứu nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu và đặc điểm tiêu dùng của họ để thiết lập được mối quan hệ giữa nội dung cơ bản của chương trình du lịch với đặc điểm thị trường khách cụ thể (động cơ và mục đích chuyến đi, quỹ thời gian rỗi, khả năng chi trả, thói quen tiêu dùng,…).

-Nghiên cứu khả năng đáp ứng, thể hiện ở các yếu tố tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng tiếp đón phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu các nhà cung ứng dịch vụ thông qua việc đánh giá uy tín, số lượng, chất lượng, giá cả từng loại dịch vụ và mối quan hệ với công ty lữ hành.

-Khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành nội địa. Căn cứ vào khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, uy tín, thương hiệu… các công ty lữ hành nội địa có thể lựa chọn chương trình du lịch nội địa và thị trường mục tiêu phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu ba nội dung trên, các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa có thể xây dựng chương trình du lịch nội địa cho công ty mình tuân thủ các nội dung sau:

Trang 26

-Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa của chương trình, -Xây dựng tuyến hành trình cơ bản,

-Xây dựng phương án vận chuyển,phương án lưu trú, ăn uống, -Xác định giá thành của chương trình,

-Xây dựng những quy định của chương trình du lịch nội địa, những điều chỉnh nhỏ hoặc bổ sung tuyến hành trình…

a/ Xác định giá thành (Z) và giá bán(G)

Giá thành của chương trình du lịch nội địa bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp mà công ty phải chi trả để thực hiện một chuyến thực hiện chương trình du lịch nội địa. Chi phí tính cho một khách được gọi là giá thành cho một lần thực hiện, chi phí tính cho cả đoàn khách được gọi là tổng chi phí cho một lần thực hiện.Giá thành phụ thuộc vào chi phí cố định ( phí phương tiện vận chuyển, phí hướng dẫn, chi phí khác) và chi phí biến đổi ( lưu trú, ăn uống, vé tham quan, chi phí khác).Công thức tính giá thành như sau:

Giá thành cho một khách: z = VC +

Tổng chi phí cho cả đoàn khách: = z.Q Trong đó:

z: Giá thành cho một khách

Z: Tổng chi phí cho cả đoàn khách Q: Số thành viên trong đoàn

FC: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách VC: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách

Phương pháp tính giá thành: có 2 phương pháp

Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí bao gồm phí biến đổi và phí cố định.

Trang 27

Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình gồm tổng phí biến đổi và phí cố định của tổng thời gian (ngày) thực hiện chương trình du lịch.

Xác định giá bán của một chương trình du lịch (G)

Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi được cấu thành bởi các yếu tố như: giá thành, chi phí khác, lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng,…

Công thức tính: G= Z + Ck + Cb + P + T , Trong đó:

G: Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách Z: Giá thành chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách Ck: Chi phí khác (khấu hao tài sản, quản lý, xây dựng chương trình,..) Cb: Chi phí bán P: Lợi nhuận T: Thuế

b/ Tổ chức xúc tiến

Xúc tiến là quá trình kết hợp truyền thông trong kinh doanh chương trình du lịch nội địa nhằm mục đích truyền tin về các chương trình du lịch nội địa đến khách du lịch trên thị trường mục tiêu giúp khách nhận thức được sản phẩm kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch, dẫn dụ họmua và trung thành với sản phẩm của công ty.

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp gồm: quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng thúc đẩy tiêu thụ, chào hàng trực tiếp. Việc lựa chọn các hoạt động xúc tiến phải dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng gồm: bản chất, đặc điểm của từng loại chương trình du lịch nội địa mà công ty đưa ra thị trường, mục tiêu mà tham vọng truyền thông hướng tới, các giai đoạn trong chu kỳ sống của chương trình du lịch nội địa, tình huống mà công ty phải đối mặt, vị trí của công ty trên thị trường mục tiêu, ngân quỹ dành cho xúc tiến.

c/ Tổ chức các kênh tiêu thụ chương trình du lịch nội địa

Kênh tiêu thụ chương trình du lịch nội địa là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản

Trang 28

phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm nguồn khách chính mà các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa có thể lựa chọn kênh tiêu thụ thích hợp. Kênh phân phối sản phẩm chương trình du lịch nội địa về cơ bản gần giống với kênh phân phối sản phẩm du lịch. Trong Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, trang 217 (Đại học Kinh tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ Hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch được thể hiện như sau.

Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối sản phẩm du lịch

Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012)

d/ Tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa

Tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa gồm 2 phần. Phần 1 là toàn bộ những công việc từ chuẩn bị, bố trí, điều phối, theo dõi, kiểm tra, giám sát do bộ phận điều hành chủ đạo thực hiện. Phần 2 gồm các công việc của hướng dẫn viên từ khi đón khách đến tiễn khách và kết thúc chương trình du lịch nội địa. Quy trình thực hiện chương trình du lịch nội địa gồm:

-Thỏa thuận với khách du lịch nội địa, công ty phải đạt được sự thống nhất về nội dung chương trình của chuyến đi và giá cả với khách.

-Chuẩn bị thực hiện do điều hành nội địa sắp xếp (đặt dịch vụ, phương án giải quyết các vấn đề phát sinh, điều động giao nhiệm vụ cho hướng dẫn).

-Thực hiện chương trình du lịch nội địa (đón khách, hướng dẫn tham quan, tiễn khách). SẢN PHẨM DU LỊCH KHÁCH DU LỊCH Chi nhánh văn phòng đại diện Đại lý du lịch bán buôn Đại lý du lịch bán lẻ

Trang 29

-Hoạt động kết thúc chương trình du lịch nội địa (hướng dẫn viên làm báo cáo tổng hợp và thanh toán, giải quyết phàn nàn và kiến nghị của khách, thanh toán với đối tác, hạch toán chuyến đi).

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn tác giả đã hệ thống những nội dung cụ thể sau: Thứ nhất, khái niệm kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch nội địa. Tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau.

Thứ hai, Thomas Cook được xem là cha đẻ của kinh doanh lữ hành. Cuối thế kỷ 20, kinh doanh lữ hành phát triển mang đặc điểm mở rộng nội dung kinh doanh, tập trung tư bản cao và tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc. Vai trò của kinh doanh lữ hành là mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, người tiêu dùng du lịch, điểm đến và cho chính nhà kinh doanh lữ hành. Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh lữ hành thực sự phát triển vào thời đổi mới.

Thứ ba, khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn trong việc xây dựng tổ chức, bán và thực hiện các chương trình du lịch trong nước cho khách nội địa. Sản phẩm chính là chương trình du lịch trọn gói. Đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa dựa trên hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tương đối để xác định thị phần, mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh.

Trang 30

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)