Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại (Trang 46)

5. Bố cục đề tài

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện

Đấu giá hàng hoá là một lĩnh vực chuyên sâu với những nét đặc thù riêng ảnh hưởng đến quyền lợi của những chủ thể khác, cho nên yêu cầu về an toàn và ổn định trong quan hệ đấu giá hàng hoá là vô cùng quan trọng. Để khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong hoạt động đấu giá, nhằm tăng cường bảo vệ lợi ích Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức tham gia đấu giá, thì cùng với việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ hợp lý và thống nhất, pháp luật đấu giá hàng hoá cần quy định các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đấu giá để góp phần nâng cao hiểu quả hoạt động này. Do đó, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, cần nguyên cứu xây dựng Luật đấu giá trên cơ sở những quy định về đấu giá hàng hoá được quy định trong Luật Thương mại 2005, Nghi định 17/2010/NĐ- CP về bán đấu giá tài sản. Bên cạnh đó có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới để góp phần hoàn thiện hơn nữa Luật Đấu giá. Phương hướng xây dựng Luật này là điều chỉnh hoạt động đấu giá hàng hoá phải coi là một hoạt động dịch vụ thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá là các tổ chức cơ bản và chủ yếu thực hiện dịch vụ này trong xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá hàng hoá trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó việc hoàn thiện về nội dung cũng hết sức cần thiết, khắc phục những chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật, những “ lỗ hổng” về mặt pháp lý trong hoạt động đấu giá để làm cho hoạt động này phát triển đúng quỹ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về người tổ chức đấu giá, người bán hàng và đấu giá viên. Việc mua bán hàng hoá đấu giá là quan hệ có tính chất thương mại cho nên các quy định pháp luật phải lưu ý đến vấn đề tự do, tự nguyện, quyền tự định đoạt, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia vào quan hệ này.

Thứ tư, cần hoàn thiện các quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan về hoạt động đấu giá hàng hoá trong thương mại. Có các giải pháp khắc phục hạn chế trong quá trình kiểm tra, giám sát của Nhà nước về đấu giá hàng hoá trong lĩnh vực thương mại. Việc tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xã hội hoá hoạt động đấu giá hàng hoá phải di kèm với việc tạo một cơ chế thông thoáng để mọi chủ thể tham gia đấu giá hàng hoá bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn và tìm cách tháo gỡ. Hoạt động này cần có sự quản lý nhà Nước một cách thống nhất, tránh tình trạng có quá nhiều tổ chức đấu giá nhưng không có một cơ quan cụ thể có đầy đủ thẩm quyền để kiểm soát hoạt động này.

Thứ năm, công khai rộng rãi quy trình, đơn giản hoá thủ tục, mở rông hơn về hình thức đấu giá hàng hoá trong thời gian tới.

Thứ sáu, tạo điều kiên thuân lợi để hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hoá thông qua mua bán đấu giá.

Thứ bảy, tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đấu giá hàng hoá, rà soát, kiểm tra việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn để các tổ chức đấu giá hoạt động có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Pháp luật về đấu giá hàng hoá là một chế định trong quan hệ pháp luật thương mại. Chế định này ngày càng trỏ nên hoàn thiện và đã thực hiện được vai trò là cơ sỏ pháp luật để điều chỉnh hoạt động đấu giá hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Pháp luật về đấu giá hàng hoá góp phần thúc đẩy phát triển việc lưu thông hàng hoá trên thị trường, quyền lợi của các bên tham gia vào hoạt động này. Pháp luật về đấu giá hàng hoá dần được hoàn thiện và được quy định thống nhất trong Bộ Luật Dân sự 2005. Luật Thương mai 2005, Nghị định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá hàng hoá và các văn bản pháp luật có liên quan; ngày càng phát huy hiệu quả điều chỉnh trong các quan hệ kinh doanh thương mại, góp phần tạo ra nhiều loại giao dịch, mua bán hàng hoá mới trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn áp luật pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp luật về đấu giá hàng hoá chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; đối tượng là hàng hoá đem ra bán đấu giá còn rất hạn chế chủ yếu là tài sản bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, tan vật thu được do quy phạm hinh chính; việc quản lý hoạt động đấu giá của các đấu giá viên tại các doanh nghiệp đấu giá vẫn còn chưa hiêu quả; cơ chế định giá hàng hoá của các tổ chức đấu giá vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia đấu giá.

Hoạt động đấu giá hàng hoá cần được xã hội hoá để tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều mạnh mẽ các danh nghiệp đấu giá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia, tiến tới giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực này. Quán triệt chủ trương cải cách hành chính, Nhà nước cần phải sắp sếp thu gọn, tinh giảm biên chế và giảm thiểu tối đa các cơ quan đầu mối, tránh tình trang một việc giao cho nhiều cơ quan cùng quản lý. Điều đó đồng nghĩa với việc tập trung đầu mối là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tồn tại song song với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá cạnh tranh với nhau.

Thời gian tới nhà nước cần xây dụng khung pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện cho hoạt động này ngày càng phát triển. việc hoàn thiện pháp luật về đấu giá hàng hoá trong thương mại và tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)