Nguyên nhân khó khăn, vướn mắc của pháp luật đấu giá hàng hoá trong

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại (Trang 43)

5. Bố cục đề tài

3.1.3Nguyên nhân khó khăn, vướn mắc của pháp luật đấu giá hàng hoá trong

trong hoạt động thương mại

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất của các địa phương về việc triển khai áp dụng Luật thương mại năm 2005 và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản. Lĩnh vực đấu giá hàng hoá liên quan đến thẩm quyền, lợi ích của các cấp, các ngành nhưng khi xây dựng văn bản quy định về đấu giá hàng hoá ( Luật thương mại năm 2005, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản), Chính phủ vẫn chưa rà

42 Bổ trợ Tư Pháp, Thực tiễn thi hành pháp luật về bán đấu giá tài sản – còn nhiều tài sản, Bảo Minh

www.moj.gov.vn/bttp/News/Lists/BanDauGiaTaiSan/View_Detail.aspx?ItemID=288, [ngày truy cập 12-11- 2014].

43

Thông tin pháp luật dân sự, một số ý kiến về đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và một số đề xuất, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/11/07/mot-so-kien-ve-dau-gi-ti-san-theo-quy-dinh- cua-php-luat-viet-nam-hien-hnh-v-mot-so-de-xuat/, [truy cập ngày 11-11-2014].

soát hệ thống hoá các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động đấu giá hàng hoá nên khi ban hành văn bản vẫn có sự mâu thuẫn chồng chéo với các văn bản pháp luật khác: Như Luật Đất đai, Luật Thi hành án dân sự, Luât Doanh nghiệp...

Thứ hai, Nhận thức của bộ ngành địa phương về chủ trương cải cánh hành chính, cải cách tư pháp, xã hội hoá hoạt động đấu giá hàng hoá thể hiện trong Nghị định số 17/2010/NĐ –CP về bán đấu giá tài sản là chưa thống nhất. Nguyên tắc áp dụng pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa được hiểu đúng. Do đó, một số quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành có nội dung trái với quy định của văn bản cấp trên vẫn được áp dụng trong thực tế. Điều này xuất phát từ tư tưởng cục bộ địa phương, của ngành. Mặc khác còn có văn bản quy phạm pháp luật có nôi dung trái luật mà chưa được kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm túc.

Thứ ba, ý thức chấp nghiêm chỉnh pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 17/2010/NĐ –CP về bán đấu giá tài sản và các văn bản có liên quan đến công tác đấu giá hàng hoá chưa được tổ chức thực hiện rộng rãi tại các địa phương nên việc nhận thức, hiểu biết của pháp luật về đấu giá của xã hội chưa cao.

Trong thời gian qua, mặc dù tổ chức bán đấu giá hàng hoá cơ bản thành công, nhưng thời gian hoàn thành thủ tục giấy tờ liên quan đến chuyển dịch hàng hoá, nhất là giấy tờ sở hữu nhà ở, đất đai vẫn còn lâu. Do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan như: Xây dựng, tài nguyên môi trường, thi hành án, thuế... với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức;

Pháp luật điều chỉnh về đấu giá hàng hoá thông qua hình thức đấu giá trên mạng internet, thông qua điên thoại còn thiếu vì xã hội hiện nay công nghệ thông tin góp một phần không nhỏ cho hình thức đấu giá này, đây là hình thức đấu giá rất thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí di lại, thời gian cho người tổ chức đấu giá, người bán hàng hoá và người tham gia đấu giá. Tuy nhiên nếu áp dụng bán đấu giá trên mạng Internet thì Nhà nước sẽ không quản lý được vì không biết hàng hoá bán đấu giá là loại hàng hoá đươc phép lưu thông hay là hàng hoá Nhà nước cấm lưu thông, và Nhà nước sẽ thất thu thuế.

Thứ tư, sự không thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá hàng hoá. Các quy định liên quan đến đấu giá hàng hoá còn chồng chéo và chưa đồng bộ; sự phối hợp của các cơ quan hữu quan chưa kịp thời và đầy đủ. chên tắc áp dụng pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn

chưa được thực hiên nghiêm chỉnh. Do đó, có một số văn bản cấp dưới ban hành trái với văn bản cấp trên nhưng vẫn được áp dụng trong thưc tiễn. Các văn bản có nội dung trái pháp luật vẫn chưa được kiểm tra, xử lý sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Thứ năm, Mặc dù các quy định của luật thương mại 2005 nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá, nâng cao hiệu quả và hiệu lực pháp lý của hoạt động này. Song trên thực tế, hoạt động bán đấu giá hàng hoá trong thương mại chưa thực sự phát triển mà chủ yếu là người bán tự mình thực thực hiện việc bán hàng hoá qua thoả thuận.44 Đối tượng hàng hoá được đem bán đấu giá hàng hoá còn hạn chế, đấu giá hàng hoá ở nước ta đã hình thành từ khá lâu ( từ năm 1996 khi Nghị định 86 được ban hành) nhưng chỉ một số loại hàng hoá thường được đem bán đấu giá là: hàng hoá thi hành án, hàng hoá là tan vật, phương tiện vi phạm hành chính bi tịch thu sung công quy và hàng hoá bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm... Trong khi đó, các giao dịch mua bán hàng hoá của cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua bán đấu giá hàng hoá còn hạn chế, điều này đã phần nào lý giải được lý do tại sao thi trường bán đấu giá hàng hoá ở nước ta lại có những nết riêng biệt như vậy, đó là nết đặc trưng của thị trường bán đấu giá chưa thật sự phát triển,

Thứ sáu, vấn đề chất lượng của các đấu giá viên tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá chưa cao vì nguồn đấu giá viên xuất phát từ nhiều ngành nghề khác nhau, được đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chỉ đào tạo nghề 3 tháng và khối lượng kiến thức cần học là khá lớn ( kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề đấu giá) là có thể tham gia hoạt động đấu giá.45

Thứ bảy, cơ chế định giá hàng hoá của các tổ chức đấu giá còn một số bất cập vì các thiết chế về tài chính và thẩm định giá ở nước ta chưa hoàn thiện.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại (Trang 43)