5. Bố cục đề tài
2.4. Trình tự thủ tục bán đấu giá hàng hoá
Đấu giá hàng hoá là phương thức bán hàng đặc biệt. Quan hệ đấu giá hàng hoá cũng có bản chất kinh tế và bản chất pháp lý của. Xuất phát từ bản chất kinh tế và pháp lý đó, thủ tục và trình tự bán đấu giá hàng hoá cũng quy định sao cho phù hợp với phương thức này. Đấu giá hàng hoá cũng được tiến hành theo thủ tục, trình tự giống như đấu giá tài sản nói chung. Theo quy định của Luật thương mại 2005, thủ tục gồm các bước sau:
- Lập hồ sơ hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá;
- Xác định giá khởi điểm;
- Chuẩn bị bán đấu giá hàng hoá (thông báo về việc bán đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá; trưng bày hàng hoá đấu giá);
- Tiến hành đấu giá;
- Hoàn thành văn bản đấu giá
2.4.1. Lập hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá
Về nguyên tắc, đấu giá hàng hoá có thể được thực hiện bởi chính chủ sở hữu hàng hoá hoặc thông qua một người bán hàng ( không phải là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp). Trong trường hợp này, chủ thể tiến hành đấu giá hàng hoá và tự chịu trách nhiệm về công việc này. Tuy nhiên do tính chất khá phức tạp của công viêc tổ chức một cuộc bán đấu giá, hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hoá mà sự thành công hay thất bại của một cuộc bán đấu giá phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức bán
đấu giá. Do đó, để đảm bảo cho cuộc bán đấu giá được tiến hành thuân lợi các chủ sở hữu hàng hoá khi đã chọn cách bán hàng bằng phương thức đấu giá thì cũng chọn cho mình một người trung gian – thương nhân bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá.
Nếu đã lựa chọn một người trung gian đứng ra tổ chức cuộc bán đấu giá thì giữa ngươi chủ sở hữu hàng hoá đấu giá và thương nhân bán đấu giá chuyên nghiệp phải thành lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá nhằm ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên đối với nhau. Bán đấu giá thông quan trung gian thì việc lập hợp đồng dịch vụ đấu giá là thủ tục đầu tiên trong trình tự bán đấu giá hàng hoá. Người bán đấu giá chỉ được tiến hành bán đấu giá sau khi có sự uỷ quyền của người bán hành hoá bằng một hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương. Trong trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hoá đang bị cầm cố, thế chấp. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuân về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.24