5. Bố cục đề tài
3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc của pháp luật về đấu giá hàng hoá trong
hoạt động thương mại
Thực tế hiện nay hoạt động đấu giá hàng hoá vẫn tồn tại rất nhiều sai phạm hết sức nghiêm trọng. Thực tiễn đã xảy ra những tồn tại hạn, hạn chế từ trong những quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa. Dưới đây là một số vấn đề về bất cập trong hoạt động đấu giá:
Vấn đề thứ nhất: là hiện tượng đồng dìm giá, “ quân xanh, quân đỏ” với nhiều thủ đoạn tinh vi.
- Thủ đoạn thứ nhất: có sự tham gia của người bán đấu giá hàng hoá. Trong trường hợp này thì người bán đấu giá hàng hoá sẽ chủ động bàn bạc với một số người thông đồng, dìm hàng và đặt ra các quy định, nôi quy bán đấu giá. Nôi dung của nội quy bán đấu giá thông thường sẽ được quy định tổ chức bán đấu giá hàng hoá làm 2 hoặc 3 vòng, giá khởi điểm của vòng 2 phải bằng giá đã trả cao nhất của vòng 1 cộng với một bước giá, giá khởi điểm của vòng 3 phải bằng giá khỏi điểm của vòng 2 cộng với một bước giá. Lúc này sẽ có ít nhất 2 người thông đồng với nhau, một người sẽ trả giá khởi điểm, sau đó, người kia sẽ trả mức giá rất cao để không có người nào trả giá tiếp theo. Vòng một kết thúc với kết quả người trả giá cao nhất và người trả giá liền kề có mức chênh lệch rất lớn. Khi vào vòng 2 đấu giá, người trả giá cao nhất của vòng 1 sẽ trả giá phạm quy ( tức là giá thấp hơn giá khởi điểm của vòng hai theo nội quy đấu giá). Như vậy người trả giá cao nhất vòng 1 sẽ bi phạm quy. Do có thông đồng của người tổ chức bán đấu giá nên tổ chức bán đấu giá đã linh hoạt vận dụng trả lại tiền coc cho người phạm quy và cho người trả giá còn lại của vòng 1 được trúng đấu giá. Cuối cùng người trả giá cao nhất là “quân xanh” lại không được trúng và người trả giá thấp nhất lại được trúng giá.
- Thủ đoạn thứ hai: có sự tham gia của người bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp này người bán đấu giá sẽ chủ động bàn bạc với một số người người thông đồng dìm giá để “hoanh vùng” “ hạn chế” “chọn lọc” đối tượng là “quân xanh”, “quân
đỏ” tham gia đấu giá như: hạn chế thông tin về phiên đấu giá bằng cách không thông báo hoặc có thông báo nhưng không niêm yết hoặc cho niêm yết không đúng nơi quy định, gây khố khăn cho người đến mua hồ sở đấu giá (như người giữ hồ sơ di vắng, giám đốc đi vắng, chua chuận bị kịp…). Do đó, khi vào phiên đấu giá thì chỉ là sự “diễn kịch” của các “ diễn viên quân xanh, quân đỏ”. Giá bán và người trúng hoàn toàn theo kịch bản có sẵn được thống nhất giữa những người bán đấu giá và người tham gia đấu giá. Đây cũng là mặt trái của việc xã hội hoá bán đâu giá hàng hoá.36
Vấn đề thứ hai: Có sự bất hợp lý trong việc quy định bước giá trong hoạt động bán đấu giá hàng hóa. Hiện nay, do chưa có quy định mang tính chất định lượng cho quy định bước giá, do vậy, việc quy định bước giá còn tùy tiện chưa theo một nguyên tắc nào cả mà theo ý chí chủ quan của tổ chức hành nghề đấu giá. Nhiều trường hợp giá khởi điểm của hàng hóa là 1 tỷ đồng, quy định bước giá là một trăm triệu; có trường hợp tài sản bán đấu giá là 200 triệu đồng nhưng quy định bước giá là lên tới 80 triệu đồng, tình trạng này diễn ra khá phổ biến trong hoạt động đấu giá
Khi các khách hàng mua hồ sơ bán đấu giá để tham gia bán đấu giá nhưng khi tham gia cuộc bán đấu giá nhận thấy bước giá quá cao, đều xin rút không tham gia trả giá sau khi tính các chi phí và lợi nhuận sau khi mua trúng đấu giá hàng hóa, đặc biệt là các khách hàng ở các địa phương khác, phải cộng thêm chi phí di lại, vận chuyển tài sản. Do vậy, nhiều cuộc bán đấu giá không thành, do bước giá quá cao. Nhiều khách hàng kiến nghị rằng tại sao không quy định cụ thể bước giá trước khi thông báo bán đấu giá hàng hóa để tổ chức, cá nhân có thể tính toán trước khi tham gia cuộc bán đấu giá. Kiến nghị này không phải không có lý. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, pháp luật chưa cho phép là phải quy định bước giá trong thông báo bán đấu giá hàng hóa.37
Hiện nay, không ít tổ chức hành nghề bán đấu giá hàng hóa chủ động áp dụng bước giá cao để ngăn chặn hành vi thông đồng, dìm giá trong hoạt động bán đấu giá hàng hóa. Ví dụ như tài sản có giá khởi điểm là 200 triệu đồng nhưng giá thị trường là 300 triệu đồng, thì tổ chức hành nghề bán đấu quy định bước giá là 80 triệu đồng, Tức là khách hàng tham gia đấu giá phải trả giá thấp nhất bằng giá khởi điểm cộng với bước giá là 80 triệu đồng; điều này đã gây phản ứng gây gắt của khách hàng khi tham gia bán đấu giá; đa số điều cho rằng bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của
36Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, công ty luật Minh Khuê, Sáu vấn đề cảnh báo sai phạm về bán đấu giá tài sản và các giải pháp phòng ngừa, http://luatminhkhue.vn/thi-truong/sau-van-de-canh-bao-sai-pham-ve-ban-dau- gia-tai-san-va-cac-giai-phap-phong-ngua.aspx, [truy cập ngày 29/10/2014].
37
Nhân đạo & Đời sống, Bất hợp lý trong việc quy định bước giá trong hoạt động bán đấu giá hiện nay, Đỗ Văn Nhân, http://nhandaovadoisong.com.vn/15817/bat-hop-ly-trong-viec-quy-dinh-buoc-gia-trong-hoat-dong-ban- dau-gia-hien-nay.html, [ truy cập ngày 20/11/2014].
khách hàng tham gia bán đấu giá và không tham gia trả giá, tất cả khách hàng đồng lọt bỏ ra về không tham dự tiếp. Nhiều khách hàng yêu cầu tổ chức hành nghề bán đấu giá hàng hóa trả tiền mua hồ sơ, thanh toán chi phí di lại.
Vấn đề thứ ba: Có hiện tượng sau khi người trúng đấu giá từ chối mua tài sản nhưng người trả giá kế tiếp lại không mua thì tổ chức bán đấu giá phải tổ chức đấu giá lại. Lúc này có ba quan điểm xác định mức giá khởi điểm của phiên đấu giá lại:
- Quan điểm thứ nhất: lấy giá của người trúng đấu giá từ chối mua làm giá khởi điểm cho phiên đấu giá lại. Nếu phiên đấu giá không thành thì mới giảm giá 10% để tổ chức đấu giá lại lần 2.
- Quan điểm thứ hai: lấy giá của người trúng đấu giá từ chối mua giảm di 10% làm giá khởi điểm cho phiên đấu giá lại.
- Quan điểm thứ ba: lấy giá kế tiếp của người trúng đấu giá từ chối mua làm giá khỏi điểm cho phiên đấu giá lại.
Vấn đề thứ tư: Mặc dù người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản, hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng bán nhưng lại không nhận được tài sản. Trong thực tế thanh tra, có nhiều vụ việc xảy ra ở nhiều địa phương, có vụ việc gây bức xúc, căng thẳng đến mức người trúng đấu giá đòi mang bộc phá, bom mìn đến phá tan trụ sở tổ chức bán đấu giá tài . Nguyên nhận chủ yếu là tài sản thi hành án đã được kê biên, định giá nhưng vẫn giao cho chủ sở hữu quản lý, sử dụng nên khi đấu giá xong thì người phải thi hành án chống đối và còn rất nhiều lý do chưa thể cưỡng chế được bên thiệt thòi thuộc về bên trúng đấu giá.
Những thực trạng trên xuất phát từ những bấp cập, hạn chế trong việc 38áp dụng pháp luật. Cũng như việc các tổ chức, cá nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đấu giá hàng hoá. Dưới đây là những hạn chế,bất cập của pháp luật về đấu giá hang hoá trong thời gian qua:
Môt là, trình tự thủ tục đấu giá hàng hoá chưa được thực hiện theo đúng quy định của LTM 2005. Các biện pháp cụ thể phòng ngừa hiện tượng tiêu cực trong đấu giá hàng hoá như quy định mức tiền đặt trước không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá được đấu giá là quá thấp mà hiện nay các tổ chức bán đấu giá áp dụng quy định mức tiền đặt trước tối thiểu từ 1% đến tối đa không quá 15% ( khoản 1 điều 29 Nghị định số 17), mặc dù quy định này mang tính mở hơn LTM 2005 nhưng đây cũng là một phần kẽ hở, tuỳ tiện đối với định giá hàng hoá là tang vật xử lý vi phạm hành chính phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; hàng hoá là
38
Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, công ty luật Minh Khuê, sáu vấn đề cảnh báo sai phạm về bán đấu giá tài sản và các giải pháp phòng ngừa, http://luatminhkhue.vn/thi-truong/sau-van-de-canh-bao-sai-pham-ve-ban-dau-gia- tai-san-va-cac-giai-phap-phong-ngua.aspx,[ truy cập ngày 29/10/2014].
quyền sử dụng đất...quy định hình thúc tiến hành đấu giá, mức chênh lệch giữa mỗi lần trả giá.
Hai là, công tác đấu giá hàng hoá để thi hành án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vẫn còn tình trạng trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã thực hiện xong việc bán đấu giá, người trúng giá đã nộp đủ tiền mua tài sản hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng lại không được nhận tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là tài sản thi hành án dù đã được kê biên, giao cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến hành định giá, tổ chức cuộc bán đấu giá, nhưng vẫn giao cho chủ sở hữu ( là người phải thi hành án) quản lý, sử dụng nên khi đấu giá xong thì người phải thi hành án chống đối và rất nhiều lý do chua thể cưỡng chế được nên thiệt thòi thuộc về người trúng đấu giá.39 Trường hợp khác, một số người mua không thực hiện được thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hoá bán đấu giá như trong các hợp đồng bán đấu giá hàng hoá là nhà đất chưa có giấy tờ đăng ký quyền sử dụng đất hoặc trong trường hợp đấu giá hàng hoá tịch thu sung công quỹ nhà nước là ô tô, xe máy, tàu thuyền...
Ba là, quy định về người điều hành cuộc bán đấu giá chưa thống nhất và khó áp dụng trên thực tế. Theo quy định của nghị đinh 17 thì người điều hành cuộc bán đấu giá hàng hoá phải là đấu giá viên.40 Luât thương mại 2005 không quy định người điều hành đấu giá phải là đấu giá viên. Sự nhọc nhằng về hình thức tổ chức thẩm định giá và đấu giá. Mặc dù Nghị định số 17/2010/NĐ – CP và Thông tư 23/2010/TT-BTP đã quy định rất rõ ràng là: Đối với các doanh nghiệp BĐGTS đồng thời có chức năng thẩm định giá, nếu doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp hoặc các tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị kinh tế mà doanh nghiệp đó có cổ phần chi phối đã tiến hành thẩm định giá tài sản để bán đấu giá thì doanh nghiệp BĐGTS không được đồng thời tiến hành bán đấu giá tài sản đó.41Tuy nhiên quy định này lại bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn của công tác bán đấu giá. Hiện nay nhiều tổ chức bán đấu giá và thẩm định giá tiền thân là cùng một đơn vị. Nhưng muốn đăng ký thêm chức năng bán đấu giá thì một bộ phận của tổ chức thẩm định giá được tách ra thành một pháp nhân độc lập nhưng có cùng một đơn vi chủ quản; hoặc có trường hợp có cổ phần nhưng chưa đến tỷ lệ cổ phần chi phối. Hai tổ chức này về hình thức là độc lập nhau nhưng thực chất là hoạt động hai trong một. Cũng có trường hợp là anh chị em ruột, người thân thích với nhau cùng làm việc cho hai tổ chức này. Điều này tuy không
39
Đoàn luật sư thành phố Hà Nội Công Ty luật Minh Khuê,Sáu vấn đề cảnh báo sai phạm về bán đấu giátài sản và các giải pháp phong ngừa, http://luatminhkhue.vn/thi-truong/sau-van-de-canh-bao-sai-pham-ve-ban-dau- gia-tai-san-va-cac-giai-phap-phong-ngua.aspx,[ truy cập ngày 26/10/2014].
40
Điều 34,nghị định 17/210.NĐ_CP về bán đấu giá tài sản.
41 Khoản 4,điều 11Thông tư 23/2010/TT- BTP quy định hướng dẫn thực ghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đáu giá tài sản.
vi phạm các điều cấm của pháp luật nhưng thực tế lại không đảm bảo tính khác quan từ khâu định giá cho đến khâu bán đấu giá tài sản.42
Bốn là, trước đổi mới và những năm sau đổi khi đổi mới số lượng văn bản vi phạm pháp luật về đấu giá còn ít chủ yếu trong lĩnh vực dân sự, thi hành án và trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính. Đó là các quy định của BLDS 1995, pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1989, Nghị định số 86. LTM 1997..., những văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá hàng hoá chỉ có hình thức pháp lý văn bản dưới luật hoặc được quy định dưới các hình thức là chế định pháp luật trong các văn bản chuyên ngành. Chẳng hạn như Nghị định số 05 và nghị định số 17; chế định pháp luật về bán đấu giá hàng hoá theo quy định của LTM 1997, 2005; chế định pháp luật về bán đấu giá tài sản theo quy định của BLDS 2005; các quy định về đấu giá trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự năm 2008...
Năm là, pháp luật về đấu giá còn rất phức tạp , tản mạng chưa có tính hệ thống. Đặc biệt là trong thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế nhiều văn bản pháp luật ban hành trên nhiều lĩnh vưc có liên quan đến hoạt động đấu giá hàng hoá như Luật Đất Đai năm 2003 ( sửa đổi), Luật đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2005, Luật kinh doanh bất động sản 2006, Luật quản lý sử dụng tài sản nhà nước năm 2008... Nếu chúng ta xem pháp luật về đấu giá hàng hoá là những quy định chung thì trong mối quan hệ với những văn bản luật nói trên có ý nghĩa như là những quy định của pháp luật chuyên ngành. Ở điểm này của pháp luật về đấu giá hàng hoá cho thấy giống với pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung nó tồn tại không phải bởi “ tổng số cộng” các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mà phải là một chỉnh thể thống nhất, phối hợp cùng nhau điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đấu giá hàng hoá hết sức linh hoạt, phong phú và trải rộng trên nhiều lĩnh vực43.