Thành tựu

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ hiện nay (Trang 60)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1.Thành tựu

Những năm qua, nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Thành phố Cần Thơ rất chú trọng việc xây dựng, phát huy nguồn lực con người và xem đây là khâu quan trọng tạo sự chuyển biến cho thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.Với những nổ lực liên tục, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát huy nguồn lực con người đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến căn bản cho thành phố bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Về tăng trưởng kinh tế

Được xem là thành phố trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ được xem là thành phố giàu tiềm năng, năng động, phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 là 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng tăng gần 3,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng giá trị tăng thêm trên 18.000 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 đạt 14,5%/năm. Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản tăng 2,86%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,22% và khu vực dịch vụ tăng bình quân 17,54%. GDP bình quân đầu người tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2004 lên 62,9 triệu đồng năm 2013, tương đương 2.989 USD, tăng trên 6 lần so với năm 2004. Giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỷ đồng, tăng 7,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 giá trị công nghiệp 11.520 triệu đồng); bình quân giai đoạn 2004-2013 tăng 17,3%/năm. (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân TP Cần Thơ: Báo cáo tổng kết thành tựu 10 năm phát triển kinh tế - xã hội Cần Thơ).

55

- Về cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đào tạo, phát huy nguồn nhân lực

Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cấp, mở rộng, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng. Ngoài trường Đại học Cần Thơ, đến nay đã có thêm 4 trường đại học mới (Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ) và nhiều phân hiệu, cơ sở của các trường đại học trong cả nước mở tại Thành phố; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được nâng lên thành trường cao đẳng, thu hút trên 185.000 sinh viên. Thành phố còn có 5 trường cao đẳng và 1 phân hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống gồm 63 cơ sở, trung tâm, trường trung cấp, trung học chuyên nghiệp với quy mô đào tạo khoảng 43.323 học sinh...

Bảng 2.3: Giáo dục học cao đẳng, đại học giai đoạn 2005 - 2013

Năm học 2005- 2006 2009 - 2010 2011 - 2012 2012 - 2013 Cấp đại học - - - - Số trường 3 3 3 5 Giảng viên 963 1.466 1.528 2.498 Sinh viên 19.200 37.512 43.300 55.134 Số tốt nghiệp 6000 7.275 10.452 9.051 Cấp cao đẳng - - - - Số trường 3 4 4 5 Giảng viên 107 445 523 834 Sinh viên 3200 10.767 11.879 12.854 Số tốt nghiệp 400 2.064 2.476 2.326 Trung cấp - - - - Số trường 4 5 8 11 Giáo viên 115 225 339 898 Học sinh 210 4.471 3.433 17.563

56

Các cơ sở đào tạo từng bước được trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngày càng hiện đại, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, công tác đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, tỷ lệ lao động được qua đào tạo không ngừng tăng lên. Số lượng trường cao đẳng, đại học tăng lên đáng kể và số giảng viên tăng nhanh từ 963 người năm 2005 lên 2.498 người năm 2013. Lượng sinh viên tăng gấp đôi so với thời điểm 2005 và mỗi năm sinh viên tốt nghiệp ra trường hơn 9000. Ngoài ra, số sinh viên hệ cao đẳng năm 2013 tăng gấp 4 lần so với năm 2005, mỗi năm tăng hơn 1000 sinh viên và lượng tốt nghiệp là 2326 sinh viên trong năm học 2012 - 2013. Với lượng sinh viên trung cấp, cao đẳng, đại học tốt nghiệp hàng năm trên 10.000 người sẽ là điều kiện tốt để Cần Thơ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hệ thống bệnh viện, trung tâm, trạm y tế... trên địa bàn thành phố ngày càng hoàn thiện, đáp ứng khá tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đến nay, 100% số xã có trạm y tế; số bác sĩ/vạn dân tăng từ 5,46 bác sĩ năm 2004 lên 10,55 bác sĩ vào năm 2013. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12,7% vào năm 2013. Năm 2013, toàn thành phố có 113 cơ sở y tế trong đó có 23 bệnh viện, 85 trạm xá, số bác sĩ: 1.575 người. (Nguồn: Sở lao động và thương binh xã hội thành phố Cần Thơ: số liệu tổng hợp năm 2013)

- Về công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập

Công tác xóa đói, giảm ghèo, thực hiện an sinh xã hội cũng đạt nhiều kết quả tốt. Thành phố đã huy động mọi nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo, thực hiện các chính sách trợ giúp người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm còn 11.867 hộ, chiếm 3,95% tổng số hộ.(Nguồn: Sở lao động

và thương binh xã hội thành phố Cần Thơ: số liệu tổng hợp năm 2013) Công

57

lao động đã được giải quyết việc làm trong giai đoạn 2004 - 2013, tăng bình quân 7,2%/năm.

Bảng 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính, thành thị và nông thôn

ĐVT: % Năm Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 6,26 9,03 7,39 7,39 2006 5,58 9.04 7,16 7,16 2007 5,63 8,56 6,81 6,83 2008 5,45 8,29 6,61 5,16 2009 3,99 6,01 5,80 3,14 2010 3,93 6,04 4,84 4,73 2011 3,67 5,64 4,52 4,41 2012 3,19 5,26 3,60 5,05 2013 2,93 4,86 3,28 4,74

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Cần Thơ: Niên giám thống kê 2013

Qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Cần Thơ là khá cao đặc biệt là ở nông thôn. Những năm qua, tỷ lệ này có giảm đáng kể. Cụ thể so với năm 2005 thì trong năm 2013: tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn: 4,74%, giảm: 2,65 %; lao động nữ thất nghiệp: 4,86%, giảm: 4,17 %; tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động nam: 2,97%, giảm: 3,33%.

- Trên lĩnh vực đào tạo, phát huy nguồn nhân lực

Thời gian qua, Cần Thơ có nhiều chính sách ưu đãi trong việc đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” của thành phố. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ dự nguồn, đội ngũ cán bộ cơ sở và nguồn nhân lực có trình độ cao, kết quả:

58

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ… ngày càng tăng. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng trong nước từ năm 2005 đến năm 2013 là 75.113 trường hợp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng chú ý đến trình độ chuyên môn sâu bảo đảm yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng gồm: chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và bồi dưỡng khác. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013, đội ngũ cán bộ, công chức thành phố tăng 8.040 người. (Xem phụ lục: 1,2)

Về chất lượng cán bộ, công chức năm 2013 được nâng cao so với năm 2005, cụ thể: tiến sĩ: 29 người (tăng 24 người); thạc sĩ: 224 người (tăng 180 người); đại học: 390 người (tăng 316 người). Đối với bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II: 17 người(tăng: 17 người), bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I: 41 người (tăng: 41 người). Riêng đối với lĩnh vực quản lý nhà nước, cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo năm 2013: 885 người( tăng hơn 331 người so với năm 2005); trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chính trị, có 781 người được cử đi học (tăng: 491 người). (Nguồn: Sở nội vụ TP Cần Thơ: tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ CCVC năm 2014)

Về đào tạo cán bộ công chức, viên chức có trình độ sau đại học ở ngoài nước, thành phố Cần Thơ thực hiện “Đề án Cần Thơ - 150”, đã có 121 ứng viên tham dự chương trình đào tạo trình độ sau đại học tại các nước trên thế giới, trong đó có 98 ứng viên về nước đang công tác tại các sở, ban, ngành của thành phố, dự kiến năm 2016 các ứng viên còn lại sẽ về nước theo kế hoạch. (Nguồn: UBND TP Cần Thơ: Báo cáo tổng kết đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học giai đoạn 2005 - 2014)

Cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo khá đa dạng về ngành nghề và học ở nhiều quốc gia: Các học viên học sau đại học nhiều chuyên ngành:

59

quản lý công, quản lý kinh tế chuyên ngành, quản lý giáo dục, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…Nhiều cán bộ sau đào tạo đã phát huy tốt kết quả học tập, vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhiều cán bộ, công chức đã đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo cấp cao của thành phố.

- Về văn hóa - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh vực văn hóa - xã hội của thành phố cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng; công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách được quan tâm; xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá tốt; chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện; các loại hình văn hóa - nghệ thuật, thể thao phát triển với nhiều loại hình phong phú. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Tóm lại, với những thành tựu đạt được, thành phố Cần Thơ đã có nhiều chính sách khai thác, phát huy nguồn lực con người của thành phố, tạo điều kiện cho con người phát huy mọi tiềm năng sẵn có góp phần chung vào sự phát triển của cả nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ hiện nay (Trang 60)