8. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Đặc điểm nguồn lực con người ở thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.408,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Về tổ chức hành chính, Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường).
Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuôc là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu thống kê của cục thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013, dân số của Cần Thơ đạt 1.232.260 người, mật độ dân số trung bình 875 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,2% năm, còn lại là tăng cơ học với lực lượng trong độ tuổi lao động tăng bình quân 0,31%/năm, mỗi năm có
51
hơn 40.000 cư dân trên địa bàn trở thành cư dân đô thị do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Thành phố Cần Thơ có nguồn nhân lực dồi dào, trong đó, phần lớn tập trung ở các quận trung tâm như quận Ninh Kiều: 255.728 người, mật độ dân số trung bình: 8.737 người/km2; quận Ô môn: 134.630 người, mật độ dân số trung bình: 1.018 người/km2.
Nguồn lực con người ở Cần Thơ có đặc điểm chung là phần đông là lực lượng lao động trẻ, cần cù, hiếu học, có năng lực tiếp thu tri thức khoa học - công nghệ. Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi chiếm số lượng đông. Năm 2013 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm tỷ lệ 52,78%.
Bảng 2.1: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành thị và nông thôn so với dân số
ĐVT: %
Năm Tổng Thành thị Nông thôn
2005 45,73 45,56 45,90 2006 46,52 46,14 46,96 2007 47,27 45,59 49,09 2008 48,11 47,98 48,24 2009 48,90 46,60 53,34 2010 49,04 48,39 50,28 2011 49,21 47,52 52,50 2012 52,16 52,77 50,96 2013 52,78 53,28 51,78
Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ: Niên giám thống kê 2013
Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đang làm việc tăng lên khá nhanh từ 45,73% năm 2005 lên 52,7% năm 2013, trung bình mỗi năm tăng 0,7%. Điểm riêng ở đây là lao động đang làm việc ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đương với khu vực thành thị. Cần Thơ được xếp vào đô thị loại 1
52
nhưng lĩnh vực sản xuất chính vẫn là nông nghiệp do đó lao động ở nông thôn tương đối đông. Điều này cũng gây khó khăn đối với việc giải quyết việc làm cho lao động trong ngành nông nghiệp.
Cộng đồng dân cư ở Cần Thơ gồm nhiều dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa trong đó dân tộc Kinh chiếm 82,1%, dân tộc Khmer chiếm 6,9%, dân tộc Hoa chiếm 11%. Thành phố Cần Thơ đang bước vào thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động trẻ chiếm 52,78%. Năm 2013, Cần Thơ có lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo các loại hình kinh tế là 650.342 người, tăng 124.907 người so với năm 2005. Phần lớn lao động tập trung làm việc theo loại hình kinh tế ngoài nhà nước: 586.253 người, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: 3.243 người.
Cũng như các thành phố khác trong cả nước, ở Cần Thơ, lao động đang làm việc tập trung ở thành thị cụ thể ở các quận như Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Năm 2013 lao động ở thành thị: 53,28%, ở nông thôn: 51,78%, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn cao hơn thành thị 1,46% ( Năm 2013, lao động thất nghiệp ở nông thôn: 4,74%, Thành thị: 3,28%, nữ chiếm 4,86%, nam chiếm 2,93%). Số lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp: 15,67% năm 2013 (trong đó nam: 16,27%, nữ: 15,03%).
Mặt khác, do đặc điểm của địa phương, hoạt động sản xuất còn mang nặng tác phong nông nghiệp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng, năng suất lao động của người lao động. Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ đã dẫn đến kết quả nhiều lao động nữ ở thành phố Cần Thơ không được quan tâm đúng mức, trình độ chuyên môn hạn chế. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động nữ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
53
Bảng 2.2: Lao động từ 15 tuổi đã qua đào tạo năm 2013
ĐVT: %
Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn
15,67 16,27 15,03 21,00 4,97
Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ: Niên giám thống kê 2013
Qua số liệu thống kê cho thấy, đặc điểm chung nguồn lực con người ở Cần Thơ là lao động trẻ nhưng phần lớn chưa qua đào tạo nhất là lao động nữ dẫn đến việc phát huy nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế của thành phố gặp nhiều khó khăn. Lực lượng lao động ở nông thôn tương đối nhiều nhưng phần lớn là lao động phổ thông. Lao động ở nông thôn đã qua đào tạo là rất thấp: 4,97%. Điều này gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trong những năm tới.
Từ năm 2005 đến nay, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Đề án “Đào tạo ở ngoài nước nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho thành phố giai đoạn 2005 - 2011”. Đây là giải pháp đột phá, tạo nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn sau đại học, để thành phố Cần Thơ có đủ năng lực tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới, góp phần xây dựng thành phố Cần Thơ thực sự là trung tâm văn hóa - khoa học - kỹ thuật của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Ngoài ra, Cần Thơ có nhiều chính sách ưu đãi trong việc đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó, thành phố đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ dự nguồn, đội ngũ cán bộ cơ sở và nguồn nhân lực có trình độ cao. Thành phố Cần Thơ đã xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch về quy hoạch và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2005 - 2020; thực hiện Chương
54
trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.