Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy nguồn lực

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ hiện nay (Trang 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy nguồn lực

lực con người

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nguồn lực con người

Xuất phát từ quan niệm coi con người là “vốn” quý, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng nguồn lực con người nhằm để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng. Trong xây dựng nguồn lực con người, Hồ Chí

34

Minh đã đề cập đến nhiều quan niệm như: giáo dục, đào tạo, tổ chức… Theo Người để xây dựng nguồn lực con người trước tiên phải bắt đầu từ giáo dục, đào tạo, đặc biệt là sự tự giáo dục của mỗi người.

Sớm có tầm nhìn về tầm vóc, ý nghĩa của giáo dục, từ khi trở thành lãnh tụ cách mạng đến tận cuối đời, Hồ Chí Minh luôn coi công việc “trồng người” là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, “lợi ích trăm năm” đó là lợi ích chiến lược, lâu dài, vì một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ , giàu mạnh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Lợi ích đó gắn liền với việc nâng cao dân trí, phát triển năng lực của người dân, phục vụ dân sinh, làm cho mỗi người và tất cả mọi người dân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, giàu có hơn, hạnh phúc hơn. Trên cơ sở coi người dân là trung tâm, Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích cá nhân. Để đạt được lợi ích trăm năm thì “trồng người” là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Bởi vì con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Cùng với những nhiệm vụ khác, “trồng người” là một công việc chủ yếu, có tác dụng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. “Trồng người” là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài, không thể thiếu được nhằm xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Với ý nghĩa đó, giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, góp phần giải phóng tiềm năng con người, tạo tiền đề cho sự phát triển. Người nhấn mạnh đến một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các em. Mục đích của sự học là để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự

35

Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Đó là quan điểm xuyên suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh mục đích của giáo dục và đào tạo trên hai phương diện cơ bản: một là, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ nhân loại. Và hai là, phát triển năng lực, tính sáng tạo và nhân cách con người, phát huy nhân tố con người. Xét đến cùng, giáo dục, đào tạo không phải tạo ra sản phẩm cho hiện tại mà cho tương lai. Giáo dục và đào tạo là bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, bản lĩnh, phương pháp, phong cách, kỹ năng mà con người cần có trong tương lai, là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai.

Về mục tiêu của chiến lược giáo dục và đào tạo con người, Hồ Chí Minh nói: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc” [67, tr. 551]. Mục tiêu đó nhằm đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt. Những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta.

Muốn đạt được mục tiêu chiến lược thì nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện. Hồ Chí Minh nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [65, tr. 190]. Nó thể hiện sự kết hợp giữa nội dung toàn diện và phương pháp toàn diện, giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm, giữa tư tưởng và sự nêu gương thực hành; giữa tư tưởng và lối sống, nếp sống. Theo Hồ Chí Minh, mục đích của học là để sửa chữa tư tưởng, để tu dưỡng đạo đức cách mạng, để tin tưởng, học để hành. Do đó phải học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Trong nội dung đã chứa đựng cả phương pháp và phương pháp chỉ là biểu hiện của nội dung, đó là sự biện chứng của quá trình giáo dục và đào tạo. Trong nền giáo dục toàn diện để xây dựng con người thì tầm chiến lược của mục tiêu giáo dục chính là phần giáo dục đạo đức. Hồ Chí Minh nói: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân

36

loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” [60, tr. 648]. Như vậy, học với mục đích trước mắt là để có kiến thức, có chuyên môn tốt, tay nghề giỏi, làm việc có hiệu quả, có năng suất cao. Mục tiêu lâu dài, có nghĩa, cho ra con người. Học làm cán bộ tức là phải biết kết hợp làm việc với làm người. Muốn được như vậy, phải có đạo đức cách mạng. Nghĩa là sự học phải đi từ học làm người “vi nhân”, “thành nhân” rồi mới đến “thành nghiệp”.

Xuất phát từ quan điểm mọi việc từ lớn đến nhỏ đều bắt đầu từ con người, nguồn lực con người là khởi nguồn của mọi nguồn lực nên trong xây dựng nguồn lực con người, Hồ Chí Minh chú trọng công tác giáo dục con người toàn diện. Có giáo dục toàn diện mới có thể tạo ra những con người đủ đức, đủ tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Quan điểm giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh gồm: giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng và giáo dục văn hóa chuyên môn. Ngoài ra, Người cũng đặc biệt quan tâm đến giáo dục thể chất, sức khỏe, giáo dục thẩm mỹ cho người học. Như ở trên đã nói, để xây dựng xã hội chủ nghĩa theo Người “trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa phải xây dựng, giáo dục con người toàn diện ở những mặt chính sau: trí dục, đức dục, thể dục, mĩ dục, giáo dục lao động kỹ thuật. Ngoài ra cần phải học lý luận Mác Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày, phải luyện tài, rèn đức. Người nói “dạy cũng như học là phải biết chú trọng cả “tài’ và đức”, đức được coi như là “cái gốc” của cây, “nguồn” của sông, nếu không có đức thì người có tài cũng vô dụng. Vì vậy,Từ nay, các trường học cần phải giáo dục lao động một cách thiết thực, nó là nền tảng của giáo dục chính trị. Nó phải đi đôi với giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức cần kiệm để xây dựng nước nhà” [66, tr. 213]. Vì người chủ tương lai của nước nhà phải là con người: Đức - Tài, con người: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Giáo dục con người toàn diện sẽ tạo ra

37

những con người phát triển toàn diện. Có những con người phát triển toàn diện tức là chúng ta đã xây dựng được nguồn “vốn” con người đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước.

Muốn xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho nhu cầu phát triển bền vững, theo quan điểm Hồ Chí Minh phải chú trọng giáo dục con người toàn diện. Người viết: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả” [63, tr. 55]. Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. Hồ Chí Minh quan tâm thường xuyên đến giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, người chủ tương lai của nước nhà. Hồ Chí Minh nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó” [60, tr. 185]. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho con người, đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, cho tương lai. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Con người là vốn quý duy nhất. Muốn lời to thì phải có vốn to. Ta còn nghèo, nhưng phải cố gắng đầu tư vào sự nghiệp đào tạo ra con người. Ta phải chắt chiu từng đồng xu, nhưng ta không được bủn xỉn trong việc này. Trong các bài: Thư gửi các bạn thanh niên, ngày 17/8/1947; Bài nói

tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, ngày 7/5/1958; Thư gửi thiếu niên,

nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên

tiền phong, ngày 14/5/1961; Thư gửi thanh niên ngày 2/9/1965; Thư gửi các

38

đầu năm học mới, ngày 16/10/1968… Đó là những dẫn chứng tiêu biểu cho

thấy vai trò, nội dung, phương pháp của sự nghiệp bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ được thể hiện đầy đủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa chiến lược của toàn bộ sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ được Hồ Chí Minh diễn đạt giản dị nhưng hết sức sâu sắc: “Phải uốn nắn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân như thế” [67, tr. 555]. Chiến lược xây dựng nguồn lực con người phải hướng vào thế hệ trẻ từ nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, đoàn viên, trong sự kế thừa giá trị truyền thống dân tộc: Đạo sinh người - dạy người và biết làm người; đã biết sinh người thì phải biết dạy cho nên người, từ đó để biết làm người, một công dân tốt, một người có ích cho gia đình và xã hội.

Để xây dựng nguồn lực con người, theo Hồ Chí Minh giáo dục là quan trọng song tự giáo dục giữ vai trò quyết định. Trong toàn bộ tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người nhiều lần nhắc đến sự tự giáo dục của mỗi người là quan trọng.Sự vật luôn biến hóa, con người cũng biến hóa, vì thế con người phải tự giáo dục không ngừng để luôn tiến bộ. Trong bài “muốn thành cán bộ tốt,

phải có tinh thần tự trỉ trích”, Người viết: “Muốn được thích hợp với tình thế,

muốn cùng tiến hay vượt các bạn khác, ta cần phải nhận thức và tự giáo dục không ngừng, cần phải có sự thành thực tự vạch ra những khuyết điểm sai lầm để bồi bổ và sửa đổi đi”.

Tự giáo dục là cần thiết, một việc làm thường xuyên và liên tục nhằm giúp chúng ta không ngừng tiến bộ vì nếu hôm nay ngừng “tiến bộ” tức là ngày mai “thoái bộ”. Muốn tự giáo dục, bản thân mỗi người phải gắn với tự phê bình và phê bình. Trong bài viết “chiến thắng” đăng trên báo Cứu quốc, ngày 26/9/1945, Người đã nói: “toàn thể đảng viên và cán bộ cần làm gương mẫu thật thà phê bình và tự phê bình để tự giáo dục mình và giáo dục nhân dân, để làm tròn sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc”. Hay trong bài viết

39

đăng trên báo Nhân dân, số 16, ngày 12/7/1951, Người cũng nói: “Người có công gì tự báo công để tập thể bình bầu, như thế là thực hành quyền dân chủ trong nhân dân, làm cho mọi người đều phấn khởi và cố gắng. Đó cũng là một dịp phê bình và tự phê bình một cách thiết thực, nhân dân tự giáo dục lẫn nhau, qua đó mà mọi người biết làm việc gì thì tốt, làm thế nào là tốt...” [70, tr. 261].

Đối với quần chúng, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Quần chúng tự giáo dục lấy mình, đồng thời giáo dục và đốc thúc cán bộ” [70, tr. 290]. Với đoàn viên và đảng viên thì “cũng nên báo công, bình công, ghi công như mọi người, nhưng nên nặng về phần tự kiểm điểm vai trò gương mẫu của mình trong lao động sản xuất” [70, tr. 290]. Quần chúng phải biết tự giáo dục nhau để làm tốt công việc, tuy nhiên cán bộ, đảng viên phải làm gương trước về tinh thần tự giáo dục. Đòi hỏi về công tác giáo dục cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh nói: “Muốn giáo dục nhân dân, làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hằng ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi buổi tối kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đỗ đen, đỗ trắng để ghi việc tốt việc xấu. Đảng viên, cán bộ ta từ nhân dân anh hùng mà ra, phải sống cho xứng với nhân dân và Đảng anh hùng” [70, tr. 671]. Đối với thanh niên, nguồn lực con người ở dạng tiềm năng vô tận, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tân đến xây dựng, giáo dục nguồn lực này. Thanh niên là người chủ nước nhà, vì vậy Người yêu cầu: “Học cũng thế, dạy cũng thế. Thanh niên là chủ lực quân trong phong trào bình dân học vụ. Bất kỳ ở đâu cũng phải làm cho thanh niên hiểu rõ nhiệm vụ đó. Học, thanh niên cũng phải làm đầu tàu, dạy, thanh niên cũng phải làm đầu tàu” [65, tr. 368].

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người

Về phương diện phát huy nguồn lực con người, Hồ Chí Minh đã nêu lên một số quan niệm như sau:

40

+ Một là, Đảng phải làm cho dân chúng giác ngộ, phải tổ chức, vận động và lãnh đạo dân chúng.

Theo Hồ Chí Minh cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hay hai người, muốn cách mạng thành công trước hết Đảng phải vận động, tổ chức dân chúng, làm cho dân chúng giác ngộ về cách mạng. Khi còn hoạt động ở nước ngoài, Người nói: “Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [56, tr.192]. Theo Người, muốn làm cách mạng trước hết phải “làm cho dân giác ngộ… phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” [57, tr. 267]. Người chỉ rõ, muốn cách mạng thắng lợi, điều kiện hàng đầu là phải có Đảng của giai cấp công nhân, của cả dân tộc lãnh đạo, “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [57, tr. 267]. Vì vậy, Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc, thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng. “Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh” [63, tr. 274].

Trong chiến đấu, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ du kích cũng phải biết vận động tổ chức dân chúng. Người nói nếu tập kích đánh tan được quân giặc, và nếu quân cứu viện của giặc không thể đến được thì bộ đội du kích có thể lưu lại chỗ tập kích ít lâu để tuyên truyền, tổ chức dân chúng. Nói về nông dân, những người tay không rồi, Hồ Chí Minh nhìn thấy ở họ có một sức mạnh vô cùng to lớn nếu họ được giác ngộ cách mạng và được tổ chức lại thành một khối thống nhất. Người nói: “Nông dân giác ngộ hăng hái thì kháng

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)