Những thuận lợi cho việc áp dụng và phát triển TMĐT

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của thương mại điện tử trên thế giới (Trang 30 - 33)

II. Kết luận đánh giá về thực trạng áp dụng và phát triển TMĐ Tở VN.

1.Những thuận lợi cho việc áp dụng và phát triển TMĐT

Sự hình thành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết phải thành lập một liên minh ngân hàng để hỗ trợ cho sự phát triển của thơng mại điện tử nh đã phân tích trong phần 1 ở trên, Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam đã chính thức khai trơng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Hà nội ngày 15/7/2002. Đây đợc coi là một tín hiệu đáng mừng về một dự án công nghệ thông tin lớn nhất đợc triển khai tại Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng, giữ vai trò then chốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghẹ thông tin của ngân hàng Việt Nam. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có tổng vốn đầu t 13,1 triệu USD bao gồm 1 trung tâm thanh toán quốc gia, 1 trung tâm dự phòng và 6 trung tâm thanh toán khu vực. Cho

tới nay hệ thống đã thu hút 19 ngân hàng và tổ chức tín dụng với 82 thành viên tham gia trực tiếp và gần 300 thành viên gián tiếp. Đã có tổng số hơn 38.000 món với 17.000 tỷ đồng đã đợc thanh toán qua hệ thống trong đó số món trong ngày cao nhất là 1300 món, số tiền của món lớn nhất là 600 tỷ VND, thời gian thanh toán dới 10 giây và quyết toán ngay sau giờ ngừng nhận thanh toán 30 phút. Tính u việt của hệ thống này là: quản lý tài khoản tập trung, quản lý và sử dụng tối đa nguồn vốn, thúc đẩy tăng nhanh vòng quay nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. (theo thời báo Kinh tế Việt Nam số 85-thứ t- 17/7/2002) Sự hình thành của hệ thống thanh toán liên ngân hàng quả thật là một thuận lợi to lớn cho sự phát triển của thơng mại điện tử Việt Nam

Những hoạt động hỗ trợ từ phía chính phủ nhằm thúc đầy sự phát triển của TMĐT

Tuy cơ sở hạ tầng cho TMĐT còn cha đầy đủ, nhng với xu thế phát triển chung của thế giới, và do các hoạt động “hội nhập”, chúng ta cũng đã tham gia vào TMĐT ở mức độ nhất định.

“Thơng mại điện tử” nếu xét về nghĩa rộng là tiến hành trao đổi thông tin th- ơng mại thông qua phơng tiện điện tử thì việc sử dụng điện thoại, FAX, th điện tử, và sử dụng máy tính điện tử nh một công cụ làm việc ở tầm dùng hạn chế ( độc lập hoặc trong mạng cục bộ) thì đều đã đợc thực thi từ lâu. Nếu xét theo nghĩa chặt chẽ hơn ( TMĐT chủ yếu là tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp và ngời mua bán dung liệu/hàng hóa/dịch vụ qua mạng Internet và các phân mạng của nó ) thì sự tham gia của Việt Nam mới ở bớc đầu.

Nhận thức đợc vấn đề này cũng nh tầm quan trọng của thơng mại điện tử, Đảng và Chính phủ ta đã có nhiều sự quan tâm và chỉ đạo . Cụ thể là:

- Ngày 5/3/1997, Chính phủ ban hành NĐ21 kèm theo quy chế tạm thời về quản lý, thiếp lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam, quy chế này đóng vai trò nh một mốc giới đánh dấu sự quyết tâm của Chính phủ nhằm đa Việt Nam tiếp cận với TMĐT.

- Giữa năm 1998, Thủ tớng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thơng Mại và Tổng cục bu điện phối hợp xây dựng Phơng án từng bớc tham gia TMĐT ở Việt Nam để trình Chính phủ và Bản Phơng án này đã đợc trình lên Chính phủ tháng 4/1999.

- Cuối năm 1999, Chính phủ đã giao cho Bộ Thơng mại chủ trì dự án quốc gia “Kỹ thuật thơng mại điện tử”.Dự án đợc phân thành các tiểu dự án có các nội dung và các hoạt động chủ yếu về: nâng cao nhận thức

TMĐT, hạ tầng cơ sở pháp lý, hạ tầng cơ sở công nghệ, hạ tầng cơ sở bảo mật, hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử, hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thơng mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ ngời tiêu dùng, an ninh quốc gia trong TMĐT, các khía cạnh văn hoá, xã hội, quản lý nhà nớc và vai trò của Chính phủ, đào tạo kỹ năng và thử nghiệm các dạng thức hoạt động của TMĐT.

Ngoài ra, thông qua dự án Công nghệ thông tin Việt Nam- Canada, Chính phủ Canada đã giúp đỡ Bộ Thơng mại xây dựng kế hoạch khung 5 năm chấp nhận và ứng dụng TMĐT ở Việt Nam.

Trong năm 2000, chính phủ đã giao cho Bộ Thơng mại làm đầu mối đàm phán với các nớc Asean xây dựng hiệp định khung e-Asean và Hiệp định này đã đợc các vị lãnh đạo cấp cao các nớc ASEAn ký ngày 24/11/2000 tại Singapore.

Ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị Trung Ương Đảng có chỉ thị số 58- CT/TW về “ Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá”.Thực hiện chỉ thị này,Thủ tớng chính phủ đã có QĐ số 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về “ Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu t và phát triển công nghệ phần mềm”. Ngày 20/2/2001, Thủ tớng Chính phủ đã có quyết định số 19/2001/QĐ-TTg bổ sung sản phẩm máy tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Ngày 24/5/2001. Thủ tớng Chính phủ đã có QĐ số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chơng trình hành động triển khai Chỉ thị 58-CT/TW. Ngày 25/7/2001, Chính phủ đã có quyết định số 112/2001/QĐ- TTg phê duyệt Đề án tin học quản lý hành chính nhà nớc giai đoạn 2001-2005 với mục tiêu đến cuối năm 2005 đa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động, kinh phí cho Đề án này trên 1000 tỷ đồng VN. Ngày 23/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2001/NĐ/CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet ( thay cho NĐ 21 năm 1997) đã tạo tiền đề cho Internet phát triển mạnh trong tơng lai.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX(4/2001) đã nêu rõ: phát triển mạnh và nâng cao chất lợng các ngành dịch vụ : “thơng mại, kể cả thơng mại điện tử…”

Đây chính là kim chỉ nam rất quan trọng mở đờng và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cho CNTT nói chung và TMĐT nói riêng phát triển ở nớc ta trong thời gian tới.

Ch

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của thương mại điện tử trên thế giới (Trang 30 - 33)