Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 55)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.6.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát

triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết, năng suất phụ thuộc trực tiếp vào tiềm năng của giống, tức là phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp trên cây, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp. Ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

Qua nghiên cứu chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.6: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm

Chỉ tiêu Giống Số bắp trên cây (bắp) Chiều Dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng trên bắp (hàng) Số hạt trên hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NL13-4 1 15,78 4,53 15,20 29,00 379 95,23 51,31 NL13-5 1 16,27 4,60 15,53 31,93 372 105,28 41,92 NL13-12 1 16,28 4,50 14,07 30,43 362 88,38 42,95 NL13-13 1 17,45 4,40 14,20 31,10 355 89,29 30,01 NL13-14 1 17,68 4,40 14,20 33,43 400 108,16 29,17 NL13-16 1 15,70 4,60 15,93 28,80 338 88,29 45,65 NL13-17 1 15,92 4,60 13,73 32,80 321 82,39 33,57 NL13-18 1 15,45 4,43 15,20 32,70 326 92,28 46,27 NL13-20 1 16,63 4,37 13,33 30,93 383 90,14 36,73 ĐK 9901(đ/c) 1 16,05 4,47 13,27 31,23 356 83,94 37,27 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,5 5,9 2,7 4,5 6,3 3,4 7,0 26,6 LSD0,5 - - - 1,11 - - 11,14 13,2

* Số bắp trên cây

Số bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, mật độ trồng và kỹ thuật chăm sóc. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với ngô lấy hạt thì số bắp trên cây có từ 1-2 bắp.

Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy: Số bắp trên cây trung bình của các tổ hợp lai là 1 bắp trên cây. Tất cả các tổ hợp lai có số bắp trên cây tương đương nhau.

* Chiều dài bắp

Chiều dài được đo ở phần bắp có hạt dài nhất và thường tương quan thuận với năng suất bởi bắp dài và kết hạt tốt sẽ tạo điều kiện cho năng suất cao. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện chăm sóc và kết quả thụ phấn thụ tinh.

Qua bảng số liệu 3.6 cho ta thấy các tổ hợp lai thí nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 15,45- 17,68 cm. Và không có sự sai khác so với giống đối chứng (P>0,05).

* Đường kính bắp

Đường kính bắp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, đường kính bắp lớn thường có số hạt/hàng lớn.

Đường kính bắp được đo ở phần giữa bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện chăm sóc.

Qua bảng 3.6 cho thấy đường kính bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 4,37-4,60 cm. Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có đường kính lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy là 95%.

* Số hàng trên bắp

Số hàng/bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Một hàng được tính khi

có số hạt lớn hơn 5 và số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.

Kết quả bảng số liệu 3.6 cho thấy số hàng trên bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 13,27- 15,93 hàng. Tổ hợp lai NL13-4, NL13-5, NL13-16, NL13-18 có số hàng lần lượt là 15,20 hàng, 15,53 hàng, 15,93 hàng, 15,20 nhiều hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%. Các tổ hợp lai còn lại có số hàng trên bắp là 13-14 hàng, tương đương với giống đối chứng.

* Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố di truyền ảnh hưởng đến năng suất của cây ngô. Số hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ tung phấn phun râu, nếu thời gian tung phấn và phun râu lớn làm quá trình tung phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ phấn. Những noãn không được thụ phấn sẽ không cho hạt và bị thoái hóa.

Ngoài ra số hạt/hàng còn chịu ảnh hưởng của môi trường, trong quá trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất lợi: hạn hán, mưa, bão, lũ lụt…làm số hạt/hàng giảm xuống và dẫn tới hiện tượng bắp đuôi chuột.

Kết quả bảng số liệu 3.6 cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có số hạt trên hàng biến từ 31,1-33,43 hạt và không có sự sai khác so với giống đối chứng (P>0,05).

* Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ tới năng suất của các giống tham gia thí nghiệm. Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào đặc tính của giống, mức độ sâu cay, độ lớn của hạt.

Qua bảng số liệu 3.6 cho ta thấy: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt biến động từ 321 – 400g nhiều hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện nhất định, năng suất lý thuyết phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất.

Kết quả về năng suất của các tổ hợp lai được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết biến động trong khoảng 82,39-108,16 tạ/ha. Các tổ hợp lai NL13-5 và NL13-14 có năng suất cao nhất lần lượt là 105,28 và 108,16 tạ/ha sai khác so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương với giống đối chứng.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây phản ánh thực chất về khả năng sinh trưởng, phát triển của cây ngô dưới tác động của di truyền và điều kiện ngoại cảnh

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động 28,8-51,7 tạ/ha .Tổ hợp ngô lai NL13-4 có năng suất cao nhất là 51,31 tạ/ha cao hơn giống đối chứng là 14,04 tạ/ha chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua thí nghiệm theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lai trong điều kiện vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

4.1.1. Thi gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tương đối dài biến động từ 105- 110 ngày. Trong đó hai tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là NL13- 12, NL13-14 (105 ngày).

4.1.2. Chng chu sâu bnh

Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị bị sâu đục thân, sâu cắn râu gây hại. Đối với sâu đục thân thì hai tổ hợp lai NL13-14 và NL13-20 bị sâu gây hại ở mức độ nhẹ hơn các tổ hợp lai khác và giống đối chứng. Đối với sâu cắn râu thì tổ hợp lai NL13-13 thấp hơn so với các tổ hợp lai thí nghiệm.

4.1.3 Năng sut

Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều có năng suất thực thu biến động từ 29,17-51,31 tạ/ha. Tổ hợp ngô lai NL13-4 đạt năng suất là 51,31 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng là 14,04 tạ/ha.

4.2. Đề nghị

• Để có kết luận chắc chắn hơn cần tiếp tục nghiên cứu trên các vùng sinh thái khác nhau, để có những đánh giá tổng quát, khách quan từ đó chọn ra những giống tốt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt để phục vụ cho sản xuất đại trà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ NN và PTNT (2011). Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia QCVN 01-56-2011.

2. Cao Đắc Điểm, 1988, Cây ngô, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3.Đỗ Tuấn Khiêm và Trần Trung Kiên, 2005, Khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng protein cao, Tạp chí Khoa học và Công nghệ.

4.Ngô Hữu Tình, 1997, Giáo trình cây ngô, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Ngô Hữu Tình, 1999, Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được sử dụng ở Việt Nam, Bài giảng lớp tập huấn tạo giống ngô - Viện

nghiên cứu ngô.

6.Ngô Hữu Tình, 2003, Giáo trình cây ngô, Nxb Nghệ An.

7. Ngô Hữu Tình, 2009, Chọn lọc và lai tạo giống ngô, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

8. Ngô Thị Minh Tâm, 2004, đánh giá đặc điểm năm suất của một số tổ hợp ngô lai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ.

9.Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001), Công trình Nghiên cứu, Kiểm kê và đánh giá tài nguyên khí hậu Nông nghiệp ởđồng bằng sông Hồng.

10. Nguyễn Khôi, 2008, nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai có năng suất cao.

11. Phan Xuân Hào và CS, 2008, Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu ngô trung ương.

12. Phan Xuân Hào và Trần Trung Kiên, 2004, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ.

13. Trần Hồng Uy, 1999, Một số vấn đề triển khai sản xuất và cung ứng hạt giống ngô lai ở Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2005, Viện Nghiên cứu

Ngô, Hà Tây.

14. Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, số liệu thời tiết vụ Xuân năm 2014 ở Thái Nguyên.

15. Tổng cục thống kê, năm 2014.

16. Viện nghiên cứu ngô, Chiến lược nghiên cứu phát triển cây ngô ở Việt Nam, 1997.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. CIMMYT, World maize Facts amd Tremds, CIMMYT Mexico,1966.

2. IPRI, 2003

4. FAOSTAT database results (2014). (www.faosat.fao.org)

3. Minh-Tang Chang and Peter, Corn Breeding Achivement in United Staes, Report in Nineth Asian Regional Maize Workshpop, Beijing, Sep,2005.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 55)