Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.4.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới

Trong hai thế kỷ XVI và XVII, người Châu Âu đã tiếp thu cây ngô từ người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với những gì mà người da đỏ đã làm được. Đối với cây ngô những phát hiện khoa học quan trọng chủ yếu tập trung vào thế kỷ XVIII.

Năm 1976, Cottin Matther là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm về giới tính ở ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại Massachusettes. 8năm sau Matther, Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính của ngô và cho rằng đó đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn. Năm 1876, Chrles Darwin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao phối và tự thụ phấn ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát thấy sự hơn hẳn của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy mầm của hạt, số quả trên cây và sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.

Trong quá trình nghiên cứu về ngô, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Nhà nghiên cứu người Mỹ Bill tiến hành nghiên cứu từ năm 1876, ông đã thu được con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 10-15%. Năm 1990, Shull đã đưa ra ý kiến sản xuất hạt giống ngô lai F1 bằng lai đơn nhằm tạo ra sự đồng đều cao nhất, các dòng bố mẹ càng thuần chủng, tạo ưu thế lai càng mạnh. Đầu năm 1917, Jones đã đề suất sử dụng hạt lai kép trong sản suất để giảm giá thành hạt giống, tạo điều kiện cho cây ngô phát triển mạnh ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến.

Năm 1966, trung tâm cải tiến giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) được thành lập tại Mêxico, nhiệm vụ của Trung tâm này là nghiên cứu đưa ra

giải pháp, tạo giống ngô thụ phấn tự do làm bước chuyển tiếp giữa ngô địa phương và ngô lai. Trong 30 năm hoạt động trung tâm đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải thiện hoạt động vốn gen, quần thể và cho 80 quốc gia trên thế giới.

Hiện nay diện tích trồng ngô lai trên thế giới ngày càng tăng, trong đó các giống ngô lai đơn được sử dụng có ưu thế lai cao nhất, nhưng giá thành của hạt giống ngô cao, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh diện tích trồng ngô lai. Để khắc phục tình trạng này, các nhà chọn tạo giống ngô đã tiến hành tạo ra các gống ngô lai ba, lai kép cho năng suất hạt giống cao, giá thành hạ ưu thế lai cao.

Có thể nói, ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nó đã làm thay đổi không những bức tranh về ngô của quá khứ mà làm thay đổi cả quan niệm các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý kinh tế và với từng người dân. Ngô lai là “một cuộc cách mạng xanh” của nửa thể kỷ 20, tạo ra bước nhảy vọt về sản lượng lương thực, sang thế kỷ 21 ngô sẽ là cây lương thực đầy triển vọng trong chiến lược sản xuất lương thực và thực phẩm (Ngô hữu Tình, 2009) [7].

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27)