Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2014

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2014

Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độẩm TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85

* Nhit độ không khí

Ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vì vậy nhu cầu nhiệt độ cây ngô cao hơn các cây trồng khác.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô, cũng như trong cả quá trình sống từ gieo cho đến khi thu hoạch. Giống ngắn ngày yêu cầu tổng lượng nhiệt thấp, giống dài ngày thì yêu cần tổng lượng nhiệt cao. Theo Valican (1956) để cây ngô hoàn thành chu kỳ sống từ gieo đến chín thì cần tổng tích ôn từ 1700 – 37000

C.

Khoảng nhiệt độ thích hợp để cây ngô sinh trưởng phát triển tốt là 24 – 300C. Nhiệt độ 380C ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển, ở nhiệt độ 350

C hạt phấn và râu ngô có thể bị chết.

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến ngô đặc biệt trong quá trình nảy mầm và ra hoa. Nhiệt độ cần cho hạt ngô nảy mầm tối thiểu là 8 – 120

C, tối thích là 25 – 350C, tối đa là 40 – 450

C. Nhiệt độ từ 20 – 210

C thì thời gian từ gieo đến mũi chông là 4 – 5 ngày, nhiệt độ 16 – 170

C thì thời gian từ gieo đến mũi chông là 10 ngày. Nếu nhiệt độ khi gieo thấp hơn 150C thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này kém, chăm sóc khó khăn và năng suất thấp.

Quá trình nở hoa, tung phấn của cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho ngô tung phấn từ 18 – 200C. Nếu giai đoạn này gặp điều kiện bất thuận có nhiệt độ thấp hơn 130C hoặc cao hơn 350C sức sống của hạt phấn giảm mạnh hoặc bị chết, khả năng thụ phấn của cây ngô kém dẫn đến bắp ngô ít hạt, thậm chí không có hạt.

Kết quả theo dõi diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm vụ Xuân 2014 cho thấy: Nhiệt độ các tháng dao động từ 16,6-28,9, trong đó tháng 3 nhiệt độ ở mức 19,4oC, tháng 4 nhiệt độ ở mức 24,7oC thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Tháng 5 là giai đoạn ngô trỗ cờ, tung phấn, phun

râu có số giờ nắng ít (62 giờ), có nhiệt độ trung bình tháng là 28,4 độ C khá thuận lợi cho quá trình trỗ cờ - phun râu.

* Lượng mưa

Đây là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống của cây ngô, cây ngô muốn sinh trưởng phát triển nhanh tạo ra sinh khối lớn thì cây ngô cần khối lượng nước cũng phải lớn.

Nước tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây để tạo ra năng lượng duy trì mọi hoạt động của cây đồng thời nước còn vận chuyển các chất đã được đồng hóa tích lũy vào các bộ phận của cây để tạo ra năng suất, phẩm chất cho cây trồng.

Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng giai đoạn. Tuy nhiên trong suốt vòng đời của mỗi cây ngô cần từ 200 – 220 lít nước.

Thời kỳ đầu hạt ngô cần hút một lượng nước bằng 40 – 45% trọng lượng của hạt và hạt ngô mọc nhanh nhất khi độ ẩm đạt 80% sức chứa ẩm tối đa của đồng ruộng, khi độ ẩm đất bằng 10% sức chứa ẩm tối đa của đồng ruộng thì hạt ngô không nảy mầm, còn khi độ no nước 100% thì quá trình nảy mầm cũng sẽ bị chậm do thiếu oxy.

Khi cây ngô 7 – 13 lá cây ngô cần khoảng 35 – 38m3

/ha/ngày.

Đến thời kỳ xoắn nõn, trỗ cờ, chín sữa thì lượng nước cần cho cây ngô lúc này là 65 – 75m3/ha/ngày.

Các giai đoạn sau thì nhu cầu nước của cây ngô cũng tăng dần. Khi cây ngô có 10 – 18 lá lượng nước cần là 35 – 40m3/ha/ngày với độ ẩm thích hợp là 70 – 75%.

Ở thời kỳ trước trỗ 10 – 15 ngày đến chín sữa là thời kỳ cây ngô cần nhiều nước nhất, độ ẩm đất thích hợp nhất cho thời kỳ này là từ 75 – 80%. Trong thời kỳ trỗ 10 – 15 ngày nếu thiếu nước thì năng suất ngô có thể giảm từ 20 – 50%.

Thời kỳ từ khi chín sáp đến khi chín hoàn toàn nhu cầu nước của cây ngô giảm dần, độ ẩm thích hợp trong giai đoạn này từ 60 – 70%.

Mặc dù nhu cầu nước của cây ngô là rất lớn tuy nhiên cây ngô là cây sợ úng, đặc biệt trong thời kỳ cây con. Thời kỳ này điểm sinh trưởng của cây còn nằm ở dưới mặt đất nên chỉ cần tưới ngập nước từ 1 – 2 ngày cây cũng có thể bị chết. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô yêu cầu độ ẩm đất từ 60 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Vì vậy sự dao động về lượng mưa và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống cây ngô.

Kết quả theo dõi diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm vụ Xuân 2014 cho thấy: Lượng mưa trong tháng 5 là 152,2(mm) tương đối cao gây ngập úng nên phải thường xuyên tiến hành thoát nước. Lượng mưa trong tháng 6 là 164,6(mm) thuận lợi cho ngô sinh trưởng phát triển. Thời tiết vụ Xuân năm 2014 có sự biến động lớn, ở đầu vụ mưa nhiều gây úng, cuối vụ mưa ít gây hạn đã tác động lớn đến các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm làm kéo dài thời gian sinh trưởng, giảm năng suất và giá trị của các yếu tố cấu thành năng suất.

* Độm không khí

Ẩm độ không khí và ẩm độ đất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) [9] đã xác định độ ẩm không khí 70 – 85% và độ ẩm đất 70 – 80% thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô yêu cầu lượng ẩm độ khác nhau, giai đoạn trỗ cờ, tung phấn – phun râu yêu cầu độ ẩm lớn hơn khoảng 75 – 80%, các giai đoạn khác yêu cầu độ ẩm thấp hơn.

Ẩm độ trong các tháng biến động từ 73-91(%) tương đối thích hợp cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Trong đó tháng 3 và thang 4 ẩm độ đạt lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượt là 81 và 89% nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiêm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 42)