Khả năng sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí

thí nghiệm vụ Xuân 2014

Sinh trưởng phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại điều kiện mà nó được nuôi dưỡng. Sinh trưởng không chỉ là những chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây.

Theo Sabinin: Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới), thường dẫn tới tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Theo quan điểm di truyền học, sự phát triển của cá thể là quá trình thực hiện dần các chương trình di truyền đã được mã hóa trong phân tử ADN. Sinh trưởng và phát triển có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô được chia làm hai giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng – Vegetative (V) và sinh trưởng sinh thực Reproductive (R)

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve), kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt).

+ Thời kỳ nảy mầm đến mọc: Rễ sơ sinh là bộ phận đầu tiên xuất hiện, tiếp đến là bao lá mầm, rễ thứ sinh. Cuối cùng hạt mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự kéo dài nhanh chóng của trụ gian lá mầm.

+ Thời kỳ mọc đến 3 lá: Lá đầu tiên xuất hiện rất nhanh, sau 5-7 ngày đã xuất hiện 3 lá thật.

+ Thời kỳ 7 lá đến xoáy nõn: Thân lá phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng chiều cao nhanh chóng đặc biệt là 15-20 ngày trước trỗ.

+ Thời kỳ từ xoáy nõn đến trỗ: Giai đoạn này kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu khi ngô trỗ cờ và kết thúc khi cây hạt thành thục về sinh lý. Quá trình sinh trưởng sinh thực và phát triển của hạt, ở mỗi giống, mỗi thời vụ khác nhau thì có thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ khác nhau. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.2

Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2014

Đơn vị: Ngày

Tổ hợp lai Số ngày từ gieo đến…

Trỗ cờ Phun râu Chín sinh lý

NL13-4 76 74 108 NL13-5 74 73 108 NL13-12 73 72 105 NL13-13 76 74 108 NL13-14 76 74 105 NL13-16 75 73 108 NL13-17 74 72 107 NL13-18 76 73 108 NL13-20 75 73 106 ĐK 9901(đ/c) 76 74 110

* Giai đon t gieo đến tr c

Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve), và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt).Thời kỳ nảy mầm được bắt đầu từ khi hạt hút trương nước đến khi mầm nhú ra khỏi hạt. Trong thời kỳ này, ngô sử dụng các chất dinh dưỡng chủ yếu có trong hạt, quá trình nảy mầm của hạt ngô phụ thuộc vào các nhân tố sau: chất lượng hạt giống, độ ẩm đất, hàm lượng oxy có trong đất, thời tiết, độ sâu khi gieo hạt. Do đó trước khi gieo hạt cần phải chọn những hạt giống đảm bảo chất lượng, không bị sâu bệnh mối mọt, đảm bảo đủ độ ẩm để hạt có thể nảy mầm tốt nhất, trong những điều kiện cần thiết cần phải ngâm cho hạt giống hút đủ nước, đất cần phải được cày bừa kỹ, tơi xốp, thông thoáng đảm bảo đủ hàm lượng oxy.

Thời kỳ cây có 3- 5 lá thật, hệ thống rễ đã bắt đầu phát triển, ngô kết thúc trạng thái cây mầm để chuyển sang giai đoạn sống tự dưỡng. Do đó thời kỳ này cần phải bón phân đợt 1 cho cây, cách bón là có thể hòa vào nước tưới nhẹ vào gốc cây trồng hoặc bón cách gốc từ 5-7cm kết hợp với xới xáo nhẹ để phá váng, tạo sự thông thoáng cho cây.

Thời kỳ cây có 7- 9 lá trở đi: Đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng mạnh, các bộ phận trên mặt đất phát triển nhanh. Dưới mặt đất hệ thống rễ đốt đã phát triển và trở thành hệ thống rễ chính của cây. Vì vậy, có thể chuẩn bị bón thúc đợt 2 cho cây vào giai đoạn này.

Khi ngô có khoảng 12 lá cây ngô tăng trưởng rất mạnh, tốc độ ra lá nhanh, thời kỳ này có liên quan đến số lượng và khối lượng hạt. Do đó cần tiến hành bón thúc đợt 3 để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây bước vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu đến khi chín. Giai đoạn trỗ cờ được bắt đầu khoảng 2- 3 ngày trước khi phun râu, trong thời gian này ngô đạt chiều cao tối đa.

Qua bảng 4,2 cho thấy thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống tổ hợp lai thí nghiệm biến động từ 73-76 ngày. Trong đó các tổ hợp lai NL13-5, NL13-12, NL13-16, NL13-17, NL13-20 có số ngày trỗ cờ là 73-75 ngày sớm hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL13-4, NL13-13, NL13-14, NL13-18 có số ngày trỗ cờ là 76 ngày tương đương với giống đối chứng.

* Giai đon t gieo đến tung phn và phun râu

Sau khi trỗ cờ, cây ngô sẽ bước vào thời kỳ tung phấn phun râu, khoảng cách giữa các giai đoạn này tương đối ngắn (chỉ cách nhau từ 1 -2 ngày). Tuy nhiên đây lại là thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển, quyết định đến năng suất cây ngô. Lúc này ngô đã chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt mức tối đa.

Sau khi trỗ cờ được 2 -3 ngày, cây ngô sẽ bắt đầu tung phấn. Khi hoa nở, các hoa ở 1/3 phía trên trục chính nở trước, sau đó tung phấn theo thứ tự từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Thời gian tung phấn từ 1-2 tuần tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết. Một bông cờ trong điều kiện thời tiết thuận lợi thường tung phấn trong 5-8 ngày. Thời gian tung phấn rộ là 8-10 giờ sáng và 14-16 giờ chiều. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình lai tạo để tạo ra giống mới. Giai đoạn phun râu bắt đầu sau thời kỳ tung phấn từ 1-4 ngày, tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết. Râu phun từ 5-12 ngày, mỗi ngày mọc từ 2,5 - 3,8 cm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp nhận hạt phấn từ hoa đực.

Qua bảng 3.2 cho thấy: Thời gian trỗ cờ các tổ hợp lai khác nhau nên thời gian tung phấn, phun râu cũng khác nhau biến động từ 72-74 ngày sau trồng. Tổ hợp lai NL13-12 và NL13-17 có số ngày phun râu là 72 ngày sớm hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% các tổ hợp lai còn lại có thời gian phun râu tương đương so với giống đối chứng

Thời kỳ phun râu không có sự sai khác giữa các tổ hợp lai tham gia khảo nghiệm so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đon t gieo đến chín sinh lý

Các tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng là 105-108 ngày ngắn hơn giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)