Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD- Randomized Complete Block Design), gồm 10 công thức với 3 lần nhắc lại, xung quanh có dải bảo vệ. Diện tích ô thí nghiệm 14 m2

(dài 5m, rộng 1,4m). Sơ đồ thí nghiệm:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ NL 1 NL2 NL 3 Dải bảo vệ Trong đó: CT1 : Giống NL13-4 CT2 : Giống NL13-5 CT3 : Giống NL13-12 CT4 : Giống NL13-13 CT5 : Giống NL13-14 CT6 : Giống NL13-16 CT7 : Giống NL13-17 CT8 : Giống NL13-18 CT9 : Giống NL13-20 CT10: Giống ĐK9901 (đ/c) 2.4.2. Quy trình k thut

Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT.

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT5 CT4 CT3 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT1 CT8 CT6 CT1 CT10 (đ/c) CT9 CT8 CT9 CT8 CT10 (đ/c) CT7 CT9 CT10 (đ/c) CT7 CT2

* Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ

Gieo hạt thực hiện theo phương pháp sau:

- Gieo thẳng: Mỗi hốc gieo 2 hạt, sâu từ 3 đến 4 cm. Khi ngô 3-4 lá tiến hành tỉa cây, chỉ để lại mỗi hốc 1 cây.

- Nếu đất có kiến sử dụng thuốc hoá học trộn với đất bột rải đều xuống rãnh. Khi ngô mọc mầm, nếu gặp mưa phùn và xuất hiện sâu keo, sâu xám phá hoại thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn.

- Mật độ, khoảng cách gieo trồng.

Khoảng cách gieo: 70cm x 25 cm x 1 cây Mật độ: 5,7 cây/m2

* Phân bón:

+ Phân hữu cơ: 2 tấn phân vi sinh/ha + Phân vô cơ: 150N : 90P2O5 : 90K2O /ha

Tương đương với lượng phân: Đạm urê: 321,89 kg/ha Supe lân: 545,5 kg/ha Kaliclorua: 150kg/ ha - Phương pháp bón:

+ Bón lót 100% Phân vi sinh và 100% phân lân supe + Bón thúc:

Lần 1: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới xáo lần 1 cho ngô.

Lần 2: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.

Lần 3: Bón trước trỗ 10 - 15 ngày (lúc ngô xoáy nõn), bón lượng phân

còn lại.

* Chăm sóc:

- Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển

rộ trên đồng ruộng.

- Vun xới và bón thúc:

+ Khi ngô 3 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 - 80%) và tỉa định cây.

+ Khi ngô 7 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 - 80%) và vun cao chống đổ.

+ Trước trỗ 10 - 15 ngày : Bón thúc lần cuối.

- Tưới tiêu: Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trỗ cờ, chín sữa. Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng ngô.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

* Thu hoạch:

Khi ngô chín (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3. Các ch tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo hướng dẫn đánh giá, thu thập số liệu ở các thí nghiệm so sánh giống ngô của CIMMYT (1985) và theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 – 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1].

2.4.3.1. Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng

- Ngày gieo (ngày): Ngày bắt đầu gieo hạt.

- Ngày trỗ cờ (ngày): Ngày có trên 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Ngày phun râu (ngày): Ngày có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2 - 3cm. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Ngày chín (ngày): Ngày có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

2.4.3.2. Chỉ tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (đo vào giai đoạn bắp chín sữa).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (đo vào giai đoạn bắp chín sữa).

- Số lá trên cây (lá): Đếm số lá trên cây (đánh dấu lá thứ 5, 7, 9). - Tốc độ tăng trưởng của cây:

+ Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày,

+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô),

h1

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày =

t1

h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày)

h2 – h1

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày =

t2 – t1

h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày t2: Thời gian gieo đến đo lần 2 (30 ngày)

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày.

- Trạng thái bắp: sau khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu tiến hành đánh giá căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước bắp, tình trạng sâu bệnh của bắp theo thang điểm: 1-5 (điểm 1 bắp đồng đều - điểm 5 bắp kém).

2.4.3.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm. Sâu đục thân (Ostrinia nubillalis. Hubner)

Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Cấp 1: < 5% số cây bị sâu Cấp 2: 5-<15% số cây bị sâu Cấp 3: 15-<25% số cây bị sâu. Cấp 4: 25-<35% số cây bị sâu. Cấp 5: 35-<50% số cây bị sâu.

Sâu cắn râu (Ostrinia nubillalis. Hubner)

Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Cấp 1: < 5% số cây bị sâu Cấp 2: 5 - <15% số cây bị sâu Cấp 3: 15 - <25% số cây bị sâu. Cấp 4: 25 - <35% số cây bị sâu. Cấp 5: 35 - <50% số cây bị sâu. 2.4.3.5. Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp, đo trên bắp thứ nhất của 10 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo trên bắp thứ nhất của 10 cây mẫu. - Số bắp/cây: Tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi > 5 hạt. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hạt/hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%).

M1000 (14%)= Mhạt tươi x (100 - A

0

) 100 - 14

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản.

- Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp, cân khối lượng của 10 bắp sau đó tẽ hạt, cân khối lượng hạt

Khối lượng hạt

Tỷ lệ hạt/bắp = --- x 100 Khối lượng bắp

* Năng sut lý thuyết:

Năng suất lý thuyết được tính theo công thức: NSLT(tạ/ha)= Cây/m

2

x bắp/cây x hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000

10.000

* Năng sut thc thu:

Năng suất thực thu tính theo công thức:

NSTT(tạ/ha) = Tỉ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A0)x 100 Sô x (100 - 14)

Tỉ lệ hạt/bắp(%) = Mhạt 10 bắp x 100 M10 bắp

A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 14%: là ẩm độ khi bảo quản

M1000: khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14% Mô tươi: khối lượng bắp của ô thí nghiệm M10 bắp:: khối lượng 10 bắp thí nghiệm Sô: diện tích ô thí nghiệm

2.4.4. Phương pháp x lý s liu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2007. - Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 4.0. [2]

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2014

Yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa tới quá trình sinh trưởng – phát triển của cây. Sự biểu hiện về hình thái bên ngoài chính là tác động giữa kiểu gen với môi trường, qua đó đánh giá được sự thích ứng của các giống với các điều kiện ngoại cảnh. Mỗi giống có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Vì vậy trước khi đưa một giống cây trồng mới vào một vùng nào đó thì cần nghiên cứu xem xét điều kiện thời tiết khí hậu có phù hợp với giống đó hay không.

Ngô là cây trồng ưa khí hậu ấm áp và lượng mưa điều hòa. Mặc dù có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái nhưng cây ngô cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết như: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa...

Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiến hành thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2014 tại Thái Nguyên Tháng Nhiệt độ TB Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độẩm TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhit độ không khí

Ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vì vậy nhu cầu nhiệt độ cây ngô cao hơn các cây trồng khác.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô, cũng như trong cả quá trình sống từ gieo cho đến khi thu hoạch. Giống ngắn ngày yêu cầu tổng lượng nhiệt thấp, giống dài ngày thì yêu cần tổng lượng nhiệt cao. Theo Valican (1956) để cây ngô hoàn thành chu kỳ sống từ gieo đến chín thì cần tổng tích ôn từ 1700 – 37000

C.

Khoảng nhiệt độ thích hợp để cây ngô sinh trưởng phát triển tốt là 24 – 300C. Nhiệt độ 380C ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển, ở nhiệt độ 350

C hạt phấn và râu ngô có thể bị chết.

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến ngô đặc biệt trong quá trình nảy mầm và ra hoa. Nhiệt độ cần cho hạt ngô nảy mầm tối thiểu là 8 – 120

C, tối thích là 25 – 350C, tối đa là 40 – 450

C. Nhiệt độ từ 20 – 210

C thì thời gian từ gieo đến mũi chông là 4 – 5 ngày, nhiệt độ 16 – 170

C thì thời gian từ gieo đến mũi chông là 10 ngày. Nếu nhiệt độ khi gieo thấp hơn 150C thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này kém, chăm sóc khó khăn và năng suất thấp.

Quá trình nở hoa, tung phấn của cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho ngô tung phấn từ 18 – 200C. Nếu giai đoạn này gặp điều kiện bất thuận có nhiệt độ thấp hơn 130C hoặc cao hơn 350C sức sống của hạt phấn giảm mạnh hoặc bị chết, khả năng thụ phấn của cây ngô kém dẫn đến bắp ngô ít hạt, thậm chí không có hạt.

Kết quả theo dõi diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm vụ Xuân 2014 cho thấy: Nhiệt độ các tháng dao động từ 16,6-28,9, trong đó tháng 3 nhiệt độ ở mức 19,4oC, tháng 4 nhiệt độ ở mức 24,7oC thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Tháng 5 là giai đoạn ngô trỗ cờ, tung phấn, phun

râu có số giờ nắng ít (62 giờ), có nhiệt độ trung bình tháng là 28,4 độ C khá thuận lợi cho quá trình trỗ cờ - phun râu.

* Lượng mưa

Đây là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống của cây ngô, cây ngô muốn sinh trưởng phát triển nhanh tạo ra sinh khối lớn thì cây ngô cần khối lượng nước cũng phải lớn.

Nước tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây để tạo ra năng lượng duy trì mọi hoạt động của cây đồng thời nước còn vận chuyển các chất đã được đồng hóa tích lũy vào các bộ phận của cây để tạo ra năng suất, phẩm chất cho cây trồng.

Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng giai đoạn. Tuy nhiên trong suốt vòng đời của mỗi cây ngô cần từ 200 – 220 lít nước.

Thời kỳ đầu hạt ngô cần hút một lượng nước bằng 40 – 45% trọng lượng của hạt và hạt ngô mọc nhanh nhất khi độ ẩm đạt 80% sức chứa ẩm tối đa của đồng ruộng, khi độ ẩm đất bằng 10% sức chứa ẩm tối đa của đồng ruộng thì hạt ngô không nảy mầm, còn khi độ no nước 100% thì quá trình nảy mầm cũng sẽ bị chậm do thiếu oxy.

Khi cây ngô 7 – 13 lá cây ngô cần khoảng 35 – 38m3

/ha/ngày.

Đến thời kỳ xoắn nõn, trỗ cờ, chín sữa thì lượng nước cần cho cây ngô lúc này là 65 – 75m3/ha/ngày.

Các giai đoạn sau thì nhu cầu nước của cây ngô cũng tăng dần. Khi cây ngô có 10 – 18 lá lượng nước cần là 35 – 40m3/ha/ngày với độ ẩm thích hợp là 70 – 75%.

Ở thời kỳ trước trỗ 10 – 15 ngày đến chín sữa là thời kỳ cây ngô cần nhiều nước nhất, độ ẩm đất thích hợp nhất cho thời kỳ này là từ 75 – 80%. Trong thời kỳ trỗ 10 – 15 ngày nếu thiếu nước thì năng suất ngô có thể giảm từ 20 – 50%.

Thời kỳ từ khi chín sáp đến khi chín hoàn toàn nhu cầu nước của cây ngô giảm dần, độ ẩm thích hợp trong giai đoạn này từ 60 – 70%.

Mặc dù nhu cầu nước của cây ngô là rất lớn tuy nhiên cây ngô là cây sợ úng, đặc biệt trong thời kỳ cây con. Thời kỳ này điểm sinh trưởng của cây còn nằm ở dưới mặt đất nên chỉ cần tưới ngập nước từ 1 – 2 ngày cây cũng có thể bị chết. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô yêu cầu độ ẩm đất từ 60 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Vì vậy sự dao động về lượng mưa và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống cây ngô.

Kết quả theo dõi diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm vụ Xuân 2014 cho thấy: Lượng mưa trong tháng 5 là 152,2(mm) tương đối cao gây ngập úng nên phải thường xuyên tiến hành thoát nước. Lượng mưa trong tháng 6 là 164,6(mm) thuận lợi cho ngô sinh trưởng phát triển. Thời tiết vụ Xuân năm 2014 có sự biến động lớn, ở đầu vụ mưa nhiều gây úng, cuối vụ mưa ít gây hạn đã tác động lớn đến các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm làm kéo dài thời gian sinh trưởng, giảm năng suất và giá trị của các yếu tố cấu thành năng suất.

* Độm không khí

Ẩm độ không khí và ẩm độ đất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) [9] đã xác định độ ẩm không khí 70 – 85% và độ ẩm đất 70 – 80% thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34)