Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.5.Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân

2013 tại Thái Nguyên

Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được trong công tác chọn tạo giống ngô, biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh. Tính chống chịu sâu bệnh của các giống phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt. Vì vậy đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống

nói chung, khảo nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho các vùng sinh thái.

Diễn biến và tác hại của các loại sâu bệnh luôn thay đổi, tùy thuộc vào thời tiết khí hậu, chế độ canh tác và đặc điểm từng giống ngô. Vì vậy để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp bảo vệ ngô. Biện pháp này có tác dụng vừa có hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường và sức khỏe con người. Mục tiêu quan trọng là chọn tạo những giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

Qua thời gian tiến hành thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai thí nghiệm và thu được kết quả ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tỉ lệ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 Chỉ tiêu Tổ hợp lai Sâu đục thân ( điểm 1-5) Sâu cắn râu (điểm 1-5) NL13-4 3 1 NL13-5 3 1 NL13-12 3 1 NL13-13 3 0 NL13-14 2 1 NL13-16 3 1 NL13-17 3 1 NL13-18 3 1 NL13-20 2 1 ĐK 9901(đ/c) 3 1

* Sâu đục thân

Sâu đục thân là loại sâu hại ngô gây thiệt hại rất nặng đối với ngô trồng trong vụ hè và vụ thu. Tỉ lệ cây bị sâu hại trong vụ ngô hè và ngô thu thường lên tới 60-100%, năng suất ngô giảm tới 20-30% hoặc nhiều hơn. Vụ ngô đông xuân, sâu ít gây hại hơn, tỉ lệ cây bị sâu hại từ 10-40%, năng suất giảm 5-10%.

Triệu trứng gây hại tùy theo tuổi sâu và thời gian sinh trưởng của cây ngô, sâu non tuổi 1-2 thường gặm ăn lá nõn hoặc cắn xuyên thủng lá nõn nên sau khi lá nõn phát triển xòe ra ngoài sẽ để lại dãy lỗ xếp ngang trên lá. Sâu ở tuổi 3 có thể đục làm gẫy cờ, đục phá vào thân và bắp gây hại nghiêm trọng đến năng suất ngô.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy tất cả các tổ hợp lai đều bị sâu đục thân gây hại, đánh giá điểm 2 đến điểm 3. Trong đó hai tổ hợp lai NL13- 14 và NL13-20 bị sâu đục thân gây hại nhẹ hơn được đánh giá ở điểm 2, so với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có tỷ lệ gây hại tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng được đánh giá ở thang điểm 3.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy tất cả các tổ hợp lai đều bị sâu cắn râu gây hại, đánh giá điểm 0 đến điểm 1. Trong đó hai tổ hợp lai NL13-13 và bị sâu đục thân gây hại nhẹ nhất được đánh giá ở điểm 0, so với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có tỷ lệ gây hại tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng được đánh giá ở tháng điểm 2.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53)