Thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trồng thuốc lá tại xã Thƣợng Quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 41)

4.2.1. Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ được điều tra

Qua quá trình điều tra 60 hộ trồng thuốc lá tại ba thôn - xã Thƣợng Quan đã thu đƣợc các thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra nhƣ bảng sau:

Bảng 4.3: Các thông tin cơ bản về nhóm hộ được điều tra tại ba thôn của xã Thượng Quan Chỉ tiêu ĐVT Thôn Giảo Thôn Kéo Thôn Luồng Bình quân chung 1. Số hộ điều tra Hộ 20 20 20 60

2. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 46,25 36,85 40,40 41,16 3. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,25 4,35 4,85 4,48 4. Thâm niên trồng TLBQ Năm 9,95 10,85 12,60 11,13 5. Diện tích bình quân/hộ 1.000 m2 3,41 3,62 3,58 3,54 6. Năng suất bình quân Kg/1.000m2 171,50 186,70 197,51 185,24 7. Sản lƣợng bình quân/hộ Kg 585,40 720,80 697,10 667,80 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả,năm 2015)

Qua 60 hộ đã điều tra có thể rút ra đƣợc một số nhận xét sau:

- Tuổi bình quân của các hộ điều tra đều nằm trong khoảng từ 36,85 tuổi đến 46,25 tuổi, tuổi bình quân chung của chủ hộ tại ba thôn là 41,16 tuổi. Có thể nói đây là khoảng độ tuổi lao động khá dày dặn kinh nghiệm trong sản xuất.

- Về bình quân nhân khẩu các hộ điều tra tại ba thôn không có sự chênh lệch nhiều, cụ thể đều khoảng từ 4,25 khẩu/hộ đến 4,85 khẩu/hộ (BQC là 4,48 khẩu/hộ). Ngƣời dân tại xã đã trồng thuốc lá từ lâu, nhà nào ít thì cũng có thâm niên khoảng 7

năm (BQC là 11,13 năm) nên họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất cũng nhƣ sấy thuốc lá.

- Diện tích bình quân/hộ của cả ba thôn khá đồng đều, diện tích bình quân/hộ ở thôn Nà Kéo là cao nhất chiếm khoảng 3.620 m2 /hộ và thấp nhất ở thôn Nà Giảo với 3.410 m2/hộ (BQC là 3.540m2/hộ). Hầu hết diện tích trồng thuốc lá cả xã đều trồng ở ruộng nên chỉ trồng một vụ Đông-Xuân, còn một vụ trồng lúa. Điều này cho thấy diện tích trồng thuốc lá của các hộ so với tổng diện tích đất canh tác chiếm tỷ lệ khá lớn, nhƣ vậy thể hiện cây thuốc lá đã dần trở thành cây trồng quan trọng của các hộ nông dân tại địa phƣơng.

- Về năng suất bình quân giữa ba thôn có sự chênh lệch, thôn Cò Luồng đạt năng suất bình quân cao nhất đạt 197,51 Kg/1.000 m2, tiếp đến là thôn Nà Kéo với 186,7 Kg/1.000m2 và cuối cùng thôn Nà Giảo đạt năng suất bình quân thấp nhất với 171,5 Kg/1.000m2 sở dĩ năng suất giữa các thôn có sự chênh lệch nhƣ vậy là do năm 2014 vừa rồi đã phải gánh chịu tới hai đợt mƣa đá vào tháng 3 và tháng 4 mà mức độ bị ảnh hƣởng, thiệt hại khác nhau trong đó thôn Nà Giảo là chịu ảnh hƣởng nặng nhất nên đã ảnh hƣởng lớn đến năng suất, còn các thôn khác bị ảnh hƣởng thấp hơn. Năng suất bình quân chung cả xã đạt 185,24 Kg/1.000m2 đây là con số tƣơng đối lớn, nó thể hiện sự đầu tƣ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao và có sự đức rút kinh nghiệm trong sản xuất cây trồng này.

- Vì diện tích bình quân ở các thôn khác nhau và năng suất bình quân cũng có sự chênh lệch nên sản lƣợng bình quân/hộ năm 2014 cuả các thôn cũng khác nhau. Cụ thể: Vì thôn Nà giảo chịu ảnh hƣởng và bị thiệt hại nhiều do mƣa đá làm giảm năng suất bình quân và do diện tích bình quân thấp nhất nên sản lƣợng bình quân thấp nhất với 585,4 Kg mỗi hộ đem lại thu nhập vào khoảng gần 22 triệu đồng, thôn Nà Kéo vừa ít chịu ảnh hƣởng do mƣa đá nên bị hại thấp hơn nên năng suất có cao hơn và diện tích bình quân là cao nhất do vậy có đạt sản lƣợng bình quân/hộ là cao nhất đạt 720,8 Kg mỗi hộ đem lại thu nhập khoảng 27 triệu đồng. Tuy Cò Luồng là thôn cũng không bị ảnh hƣởng bởi mua đá phá hoại đạt năng suất bình quân cao nhất nhƣng chiếm diện tích thứ hai nên sản lƣợng bình quân mỗi hộ cũng chỉ chiếm thứ hai với 697,1kg mỗi

hộ tƣơng ứng vỡi thu nhập khoảng hơn 24 triệu đồng. Điều này cho thấy thuốc lá là cây trồng đã, đang và sẽ đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân trồng thuốc lá trên địa bàn xã Thƣợng Quan.

4.2.2. Tình hình trồng cây thuốc lá tại xã Thượng Quan

4.2.2.1. Tình hình sản xuất các loại cây trồng chính của xã Thượng Quan

Từ xƣa đến nay trồng trọt vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của địa phƣơng. Trồng trọt chiếm tỉ lệ trên 84% về tỉ trọng ngành nghề cũng nhƣ trong việc sử dụng lao động của xã Thƣợng Quan, ngƣời dân chủ yếu sản xuất những mặt hàng tự cung tự cấp phục vụ cho gia đình là chính nhƣ: lúa; ngô; đỗ tƣơng và một số ít loại cây ăn quả, ngoài ra có cây công nghiệp nhƣ thuốc lá. Có thể khái quát tình hình sản xuất trồng trọt một số cây trồng chính vụ Đông - Xuân đƣợc thể hiện qua hai bảng dƣới đây:

Bảng 4.4: Tình hình sản xuất các loại cây trồng chính vụ Đông – Xuân của xã Thượng Quan (2012 – 2014)

Năn 2012 Năm 2013 Năm 2014 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Cây thuốc lá 22,50 18,0 40,5 34,95 22 76,89 55,75 17 94,8 Cây ngô 62,10 40,8 253,4 60,90 44 268,0 60,48 40 241,9 Cây đỗ tƣơng 13,76 16,0 22,0 10,54 16 16,90 8,90 10 8,9 Tổng 98,36 - - 106,39 - - 125,13 - -

(Nguồn: UBND xã Thượng Quan)

Qua quá trình điều tra, thống kê đƣợc tổng diện tích gieo trồng ba loại cây trồng chính vụ Đông – Xuân của xã trong giai đoạn (2012-2014) tăng 26,77 ha từ 98,36 ha (năm 2012) lên 125,13 ha (năm 2014). Cụ thể sự thay đổi đó qua các cây trồng thể hiện nhƣ sau:

+ Từ năm 2012-2014, diện tích trồng cây thuốc lá tăng nhanh năm 2012 là 22,5 ha tăng lên 34,95 ha (năm 2013) và đến năm 2014 diện tích là 55,75 ha. Tuy nhiên năng suất lại thay đổi rất mạnh, cụ thể là năm 2012 chỉ đạt 18 tạ/ha nhƣng năm 2013 tăng lên đạt 22 tạ/ha bởi vì năm 2013 thời tiết khá thuận lợi công thêm ngƣời dân áp dụng khoa học kỹ thuật tốt và bón phần đủ, chăm sóc tốt nên đạt năng suất cao, nhƣng

năm 2014 là một năm khó khăn cho việc trồng trọt bởi vì trong tháng 4 có sảy ra 2 đợt mƣa đá nên đã phá hoại và làm nát nhiều diện tích thuốc lá nên năng suất giảm xuống chỉ còn 17 tạ/ha (2014). Tuy bị thiên tai phá hoai cây thuốc lá nhƣng sản lƣợng thuốc lá năm 2014 tăng là đạt 94,8 tấn do tăng diện tích trồng thuốc lá.

+ Cây ngô là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao thứ hai sau cây thuốc lá, nó là cây lƣơng thực và thực phẩm quan trọng cho ngành chăn nuôi. Trong giai đoạn 2012-2014 diện tích trồng ngô giảm từ 62,1 ha năm 2012 xuống còn 60,48 ha, cây ngô chủ yếu trồng trên nƣơng và diện tích trồng ngô ruộng giảm thay thế vào trồng cây thuốc lá nên diên tích trồng ngô giảm. Do ngƣời dân sử dụng giống mới để sản xuất và có sủ dụng phân bón nên năng suất ngô tăng từ 40,8 tạ/ha năm 2012 lên 44 tạ/ha năm 2013, nhƣng năng suất năm 2014 giảm còn 40 tạ/ha do ảnh hƣởng của hai đợt mƣa đá hồi tháng 4.

+ Trong giai đoạn 2012-2014 do có sự chuyển đổi cây trồng tăng diện tích trồng cây thuốc lá nên diện tích trồng đỗ tƣơng giảm năm 2012 là 13,76 ha xuống còn 8,9 ha năm 2014. Năng suất trồng đỗ tƣơng năm 2014 là đạt 10 tạ/ha giảm so với các năm trƣớc do bị mƣa đá phá hoại làm giảm năng suất.

Bảng 4.5: Tình hình sản xuất các loại cây trồng vụ mùa chính vụ của xã Thượng Quan (2012 – 2014)

Danh mục

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

DT (ha) NS (tạ/ha SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Cây lúa 217 44 954,8 217 47 1020 217 44 954,8 Cây ngô 85 40 352,0 85 55 467 149 55 819,5 Đỗ tƣơng 10 16 1,6 8 16 12,8 7,2 16 11,52 Ngô hè thu 12 38 456,0 12 40 480 8,8 40 35,20 Tổng 322 - - 322 - - 382 - -

(Nguồn: UBND xã Thượng Quan)

Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa tăng từ 322 ha năm 2012 lên 382 ha năm 2014. Sự thay đổi về các cây thể hiện nhƣ sau:

+ Trong giai đoạn 2012-2014, diện tích lúa không thay đổi,năng suất lúa năm 2013 đạt cao nhất với 47 tạ/ha, sản lƣợng cao nhất trong kỳ đạt 1019,9 tấn.

+ Cây ngô trong giai đoạn 2012-2013 diện tích không thay đổi là 85 ha, năm 2013 đạt năng suất cao hơn với 55 tạ/ha. Đến năm 2014 diện tích trồng ngô tăng hơn

64 ha so với năm 2012, nhƣng năng suất vẫn giữ nguyên. Ngô hè thu đến năm 2014 diện tích giảm nhƣng năng suất vẫn bằng với năm trƣớc.

+ Trong giai đoạn 2012-2014, diện tích trồng đỗ tƣơng giảm từ 10 ha xuống còn 7,2 ha. Năng suất không thay đổi.

4.2.2.2. Tình hình trồng thuốc lá

Cây thuốc lá đã đƣợc phát hiện và đƣợc trồng ở nhiều nơi trên thế giới từ cách đây hàng nghìn năm. Xong cây thuốc lá đƣợc ngƣời dân xã Thƣợng Quan bắt đầu trồng từ năm 1996, trải qua nhiều năm trồng, ngƣời dân nắm đƣợc kỹ thuật sản xuất và sấy thuốc, đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm sản xuất do vậy trồng cây thuốc lá đang ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân.

Bảng 4.6: Diện tích trồng cây thuốc lá vụ Đông xuân của xã Thượng Quan giai đoạn 2012-2014

Tên Thôn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(%) BQ: 12-14 (1000m2) DT 1000m2 CC (%) DT 1000m2) CC (%) DT 1000m2 CC (%) 13/12 14/13 1.Tềnh Kiết 6,0 2,7 14,0 4,0 25,0 4,5 233,3 178,6 15,0 2.Nà Kéo 37,3 16,6 53,9 15,4 78,4 14,1 144,5 145,5 56,5 3.KhuổiCóoc 2,9 1,3 6,5 1,9 8,5 1,5 224,1 130,8 5,9 4.Đông Van 5,2 2,3 13,1 3,8 24,0 4,3 251,9 183,2 14,1 5.Cò Luồng 43,5 19,5 68,9 19,7 105,0 18,8 158,4 152,4 72,5 6.Pù Áng 36,7 16,3 52,8 15,1 70,0 12,5 143,9 132,6 53,2 7.Khuổi Tro 8,4 3,7 16,0 4,6 17,0 3,1 190,5 106,3 13,8 8.Bằng Lãng 8,6 3,7 13,0 3,7 11,0 2,0 151,2 84,6 10,9 9.Nà Giảo 39,4 17,5 52,5 15,0 94,7 17,0 133,3 180,4 62,1 10.Khuân Pì 35,2 15,6 50,3 14,4 104,7 18,8 142,9 208,2 63,4 11.Khuổi Khương 1,8 0,8 6,0 1,7 8,0 1,4 333,3 133,3 5,3 12.Khuổi Đăm 0 0 2,5 0,7 5,0 0,9 - 200,0 2,5 13.Nà Kịt 0 0 0 0 3,2 0,6 - - 1,1 14.Cốc Lùng 0 0 0 0 3,0 0,5 - - 1,0 Toàn xã 225 100 349,5 100 557,5 100 155,3 159,5 377,3

(Nguồn : UBND xã Thượng Quan)

Ngƣời dân xã Thƣợng Quan chỉ trồng thuốc lá một vụ duy nhất là vụ Đông- Xuân. Và tính đến năm 2014 thì chỉ có 14/22 thôn có trồng cây thuốc lá, diện tích

trồng thuốc lá có xu hƣớng tăng nhanh qua các năm cụ thể năm 2012 toàn xã có tổng diện tích 22,5 ha trồng thuốc lá đến năm 2014 đã có tổng diện tích trồng thuốc lá là 55,75 ha. Cơ cấu diện tích sản xuất thuốc lá giữa các thôn thay đổi qua các năm, trong giai đoạn 2012-2014 có thêm 3 thôn sản xuất cây thuốc lá tuy diện tích còn ít nhƣng đó sẽ là sự phát triển mở rộng phát triển sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã .

Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá của xã Thượng Quan qua giai đoạn (2012 – 2014)

Tiêu chí ĐVT Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Tốc đô ̣ tăng trƣởng (%) 2013/2012 2014/2013 DT trồng 1.000 m2 225 349,5 557,5 155,3 159,5 NS BQ Tạ /1.000 m2 1,8 2,2 1,7 122,2 77,3 Sản lượng Tạ 405 769 948 189,9 123,3 Giá bán TB Đồng/kg 36.200 40.800 37.430 112,7 91,7 Giá trị SX Tr.đồng 1.466,1 3.137,5 3.548,4 214,0 113,1

(Nguồn: UBND xã Thượng Quan)

Qua một quá trình tìm hiểu và điều tra, tôi rút ra đƣợc nhận xét sau:

+ Diện tích trồng thuốc lá trong giai đoạn 2012-2014 tăng nhanh chóng từ 22,5 ha năm 2012 lên 55,75 ha năm 2014 ha. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2013/2012 đạt 155,3 % từ 22,5 ha lên 34,95 ha; tốc độ tăng trƣởng 2014/2013 đạt 159,5 % từ 34,95 ha lên 55,75 ha. Nhƣ vậy mỗi năm diện tích trồng thuốc lá tăng trƣởng hơn 50% nữa.

+ Năng suất trồng thuốc lá có sự chênh lệch giữa các năm do nhiều nguyên nhân nhƣ mất mùa, thiên tai, sâu bệnh. Năm 2013 đạt năng suất là 2,2 tấn/ha tăng 22,2% so với năm 2012 đạt 1,8 tấn/ha. Nhƣng năm 2014 năng suất giảm xuống chỉ còn 1,7 tấn/ha giảm 22,7% so với năm 2013 nguyên nhân là do bị mƣa đá phá hoại nhiều.

+ Trong giai đoạn 2012-2014 sản lƣợng thuốc lá không ngừng tăng và tăng gấp đôi, từ năm 2012 sản lƣợng chỉ mới 40,5 tấn thuốc lá sấy đến năm 2014 tăng lên đạt 94,8 tấn. Tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn 2013/2012 đạt 189,9%, giai đoạn 2014/2013 đạt 123,3%. Trong những năm tới sẽ còn tăng trƣởng cao nữa.

+ Giá cả trung bình của thuốc lá sấy mỗi năm một khác vì chất lƣợng thuốc lá khác nhau do ảnh hƣởng của thời tiết, sâu bệnh. mỗi hộ có thuốc lá lại chất lƣợng khác nhau.

Cụ thể giá bán thuốc lá trung bình các năm nhƣ sau: năm 2012 là 36.200 đồng/kg, năm 2013 là 40.800 đồng/kg và năm 2014 chỉ đƣợc 37.430 đồng/kg. Giá cả thấp nhƣ vậy là do chịu hai yếu tố ảnh hƣởng là chất lƣợng thuốc lá sấy và vấn đề tiêu thụ.

+ Giá trị sản xuất thuốc lá đem lại cho địa phƣơng là rất lớn, trong giai đoạn 2012- 2014 giá trị sản xuất thuốc lá đem lại không ngừng tăng, cụ thể năm 2012 giá trị sản xuất thuốc lá toàn xã đạt 1.466,1 triệu đồng đến năm 2014 giá trị sản xuất tăng đến 3.548,4 triệu đồng. Với tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2013/2012 là 214%; tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2014/2013 đạt 113,1%. Ngành thuốc lá sẽ còn mang lại giá trị sản xuất lớn trong tƣơng lai.

4.2.3. Hiệu quả kinh tế từ trồng thuốc lá

4.2.3.1. Chi phí sản xuất thuốc lá tính cho 1000 m2 diện tích gieo trồng

Để sản xuất thì nhất thiết cần phải bỏ ra một mức chi phí đầu tƣ nhất định với nhiều loại chi phí khác nhau tùy thuộc từng ngành sản xuất hây cây trồng, vật nuôi khác nhau. Với cây thuốc lá thì yêu cầu phải đầu tƣ nhiều chi phí nhƣ chi phí trung gian (giống, phân bón, thuốc sâu, than củi để sấy, ..vv), chi phí khấu hao (lò sấy, CCDC, máy móc), và quan trọng là chi phí lao động. Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao ngƣời sản xuất cần giảm thiểu tổng chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả tăng năng xuất. Ngƣời dân địa phƣơng ngày càng tìm tòi học hỏi về các kỹ thuật sản xuất thuốc lá mới cho năng xuất cao hơn, chi phí hợp lý nhất để thực hiện sản xuất sao cho đem lại kinh tế cho ngƣời dân.

Bảng 4.8: Chi phí sản xuất bình quân cho 1000 m2 gieo trồng của nhóm hộ được điều tra tại xã Thượng Quan

STT Nội dung ĐVT lƣợng Số Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Cơ cấu (%)

I Chi phí trung gian 1.290.386 30,47

1.1 Giống Cây 2602 0 0 0

1.2 NPK đặc chủng Kg 43,83 12.800 561.024 13,24

1.3 Kaly sunphats Kg 7,291 19.800 144.362 3,41

1.4 Thuốc sâu Lọ 1 20.000 20.000 0,47

1.5 Thuốc diệt chồi Lọ 0,5 15.000 15.000 0,37

1.6 Than sấy, củi 550.000 12,98

II Công lao động Công 22,69 115.000 2.609.350 61,58

III Khấu hao TSCĐ,CCDC 337.000 7,95

3.1 Lò sấy 252.000 5,95

3.2 Dây, sào quấn 18.000 0,42

3.3 CCDC khác 67.000 1,58

Tổng 4.236.736 100

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả, năm 2015)

Để sản xuất 1.000 m2

diện tích thuốc lá thì các hộ cần tổng chi phí trung bình là 4.236.736 đồng, trong đó:

- Chi phí công lao động chiếm tới 61,58% (gần 23 công) trong cơ cấu tổng chi phí, tƣơng đƣơng với 2.609.350 đồng.

- Chi phí trung gian chiếm 30,47% (với 1.290.386 đồng), trong đó phân NPK đặc chủng đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều chiếm tới 13,24% (561.024 đồng), giống thì ngƣời dân tự sản xuất không mất chi phí để mua, các chi phí về Kali sunphats, thuốc sâu, thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 41)