Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 29)

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin, thu thập số liệu thứ cấp của để tài lấy trong giai đoạn 2012 – 2014 về tình hình sản xuất thuốc lá của xã Thƣợng Quan.

- Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết, chính sách có liên quan đến vấn đề trồng, tiêu thụ cây thuốc lá nhằm có một hệ thống lý luận tổng quát về cây thuốc lá.

- Thu thập số liê ̣u thƣ́ cấp thông qua các cơ quan, ban ngành đi ̣a phƣơng nhƣ các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, thống kê của UBND xã Thƣợng Quan , báo cáo tổng hơ ̣p của huyện Ngân Sơn, Công ty CP Ngân Sơn.

 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia cửa ngƣời dân (PRA): Tiến hành đi quan sát thực tế, phỏng vấn bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn bán chính thức những ngƣời dân sống tại địa phƣơng, thu thập những tài liệu thông tin đã có tại thời điểm nghiên cứu.

- Phƣơng pháp điều tra cho ̣n mẫu : Điều tra cho ̣n mẫu là mô ̣t loa ̣i điều tra kh ông toàn bộ mà trong đó một số đơn vị đƣợc chọn ra đủ lớn để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều tra có thể tính toán suy rô ̣ng cho toàn bô ̣ hiê ̣n tƣợng .

Để thƣ̣c hiê ̣n đề tài tôi sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp điều tra cho ̣n mẫ u ngẫu nhiên đối với các hô ̣ trồng thuốc lá trên đi ̣a bàn nghiên cƣ́u , số mẫu điều tra đƣợc phân bổ dƣ̣a theo quy mô diê ̣n tích trồng thuốc lá c ủa các hộ. Cụ thể: Tổng số mẫu điều tra: 60 mẫu (ứng với 60 hộ trồng thuốc lá tại ba thôn gồm Cò Luồng, Nà Giảo và thôn Nà Kéo; Mỗi thôn điều tra 20 hộ trồng thuốc lá). Ba thôn Cò Luồng, Nà Giảo, Nà Kéo là các thôn có diện tích trồng cây thuốc lá nhiều, có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù của toàn xã. Do vậy việc lựa chọn ba thôn trên để điều tra sẽ thể hiện đƣợc tính đại diện cho tất cả các thôn còn lại của xã Thƣợng Quan. Từ kết quả điều tra đƣợc của ba thôn trên sẽ làm cơ sở để đƣa ra giải pháp chung và định hƣớng phát triển chung cho toàn xã. Ngoài điều tra bằng bảng hỏi đối với các hộ dân, tôi còn thu thập thông tin từ lãnh đạo địa phƣơng, lãnh đạo công ty cổ phần Ngân Sơn và tiểu thƣơng thu mua thuốc lá bằng phỏng vấn không chính thức.

Số liệu điều tra về các nhân tố nhƣ chi phí, năng suất cũng nhƣ các nhân tố khách quan (kỹ thuật, thị trƣờng,…) ảnh hƣởng đến sản xuất thuốc lá.

Nội dung phỏng vấn dựa trên những thông tin cụ thể đƣợc ghi trong bảng câu hỏi phỏng vấn và có hợp phỏng vấn bán cấu trúc để làm phong phú thêm thông tin . Nội dung bảng phỏng vấn đƣợc trình bày chi tiết trong phần phụ lục.

- Phƣơng pháp phân tích SWOT: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của các nhân tố ảnh hƣởng tới sản xuất và tiêu thụ của cây thuốc lá. Từ đó có thể phát huy đƣợc các thế mạnh, giải quyết những khó khăn và tận dụng những cơ hội và phòng ngừa những thách thức cho phát triển sản xuất.

3.4.1.2. Phương pháp sử lí số liệu

Các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc sẽ đƣợc sàng lọc, lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự nội dung để tạo sự liên kết và hợp lý. Còn các số liệu sơ cấp điều tra đƣợc xử lý, tinh chế thành số liệu tinh, đƣợc sắp xếp và lựa chọn theo nội dung:

- Số liệu tƣ̀ phiếu điều tra các hô ̣ tr ồng thuốc lá đƣợc tổng hợp theo các nô ̣i dung của phiếu điều tra.

- Số liệu đƣơ ̣c ch ọn lọc và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsof Excel và Microsof Word dùng để soạn văn bản, vẽ biểu bảng và tính toán.

3.4.1.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp phân tích so sánh: số liệu phân tích đƣợc so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy đƣợc những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: các thông tin, số liệu đƣợc mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phƣơng pháp thống kê

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

Trong quá trình thƣ̣c hiê ̣n nghiên cƣ́u đề tài sƣ̉ du ̣ng mô ̣t số chỉ tiêu sau:

- Năng suất cây trồng: Năng suất cây trồng là lƣợng sản phẩm của cây trồng đó tính trên một diện tích trong một vụ hay một năm. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của địa phƣơng hay toàn ngành.

Công thức tính: Năng suất cây trồng i = Tổng sản lƣợng cây trồng i

Tổng diện tích gieo trồng cây i

- Giá trị sản xuất (Grossout) Kí hiệu là GO: là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định của một cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, của một ngành nghề hay một vùng cụ thể thƣờng tính cho một năm.

Công thức: GO = 1 n i i i PQ  

Trong đó: + Pi là đơn giá sản phẩm i + Qi là sản lƣợng sản phẩm i - Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất:

+ Đất đai bình quân một hộ. + Cơ cấu lao động theo loại lao động + Lao động bình quân một hộ + Vốn sản xuất bình quân một hộ. - Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của hộ:

+ Tổng doanh thu (TR): là tổng giá trị bằng tiền của các loại sản phẩm sản xuất ra của một hộ, bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng (tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho tái sản xuất) và sản phẩm bán ra trên thị trƣờng.

Công thức tính : TR = ∑Pi*Qi

Trong đó: + Pi là đơn giá sản phẩm thứ i ( i= 1,2,3…) + Qi là sản lƣợng sản phẩm thứ i

+ Tổng chi phí (TC): là tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất, bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, thuốc phòng chống bệnh, thuê lao động, dịch vụ khác.

Công thức tính: TC = FC + VC

Trong đó:+ FC là chi phí cố định + VC là chi phí biến đổi

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là toàn bộ giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là một bộ phận mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). Những trƣờng hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mƣớn đó

Công thức tính: VA = GO – IC

Trong đó: + GO là giá trị sản xuất + IC là chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI - Mixed Income): là phần thu nhập thuần tuý của ngƣời sản

xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị diện tích trong mô ̣t vu ̣ nuôi trồng.

Công thức tính: MI = VA – (A + T)

Trong đó : + VA là giá trị tăng thêm (gia tăng) + T là thuế nông nghiệp + A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

- Tổng lợi nhuận (Pr): là giá trị sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận đƣợc tính theo công thức: Pr = TR - TC

Trong đó: + Pr: là Lợi nhuận + TR: là Tổng doanh thu + TC: là Tổng chi phí

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế :

+ Tổng doanh thu/tổng chi phí (TR/TC). Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì hộ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Tổng lợi nhuận/tổng chi phí (Pr/TC).Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí cho sản xuất kinh doanh thì hộ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Tổng doanh thu/tổng lao động (TR/LĐ). Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì hộ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Tổng lợi nhuận/tổng lao động (Pr/LD). Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì thì hộ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Tổng doanh thu/ diện tích (TR/DT).

+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí : TR/IC. + Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/IC. + Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí : MI/IC.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thƣợng Quan là xã miền núi vùng cao nằm ở phía Tây huyện Ngân Sơn, có diện tích tự nhiên là 16.097,58 ha và tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp xã Đức Vân, Vân Tùng và tỉnh Cao Bằng - Phía Đông giáp xã Vũ Loan của huyện Na Rì

- Phía Tây giáp Thị trấn Nà Phặc

- Phía Nam giáp xã Thuần Mang và huyện Na Rì

Là một xã vùng cao có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn. Điều này ảnh hƣởng lớn đến phát triển KT - XH và giao lƣu với các xã trong và ngoài huyện.

Tổng dân số là 3.029 ngƣời với 670 hộ, dân cƣ phân bố thành 22 thôn, bản.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành nhiều kiểu địa hình khác nhau tƣơng đối phức tạp: Địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn bình quân 26-30o, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chỉ chiếm 10%, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống các sông suối.

Địa hình phức tạp đã gây khó khăn cho giao thông đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là thủy lợi phục vụ cho sản xuất, mùa khô gây ra hạn hán và gây ra ngập úng cục bộ vào mùa mƣa.

4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

 Khí hậu

Thƣợng Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,7oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tƣơng đối cao. Tháng nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 nhiệt

độ trung bình là 26,1oC và thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,9oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2oC cực kỳ giá buốt gây ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống con ngƣời và cây trồng, vật nuôi.

- Lƣơng mƣa trung bình năm là 1.248,2 mm phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mƣa tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lƣợng mƣa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn huyện xuất hiện mƣa đá từ 1 đến 3 lần.

- Độ ẩm không khí cao trung bình năm là 83,0%, cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 84-86% thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn xã không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

- Chế độ gió trên điạ bàn xã xuất hiện hai hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1-3 m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2-3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.

- Bão ít ảnh hƣởng đến xã cũng nhƣ trên địa bàn huyện Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và đƣợc che chắn bởi các dãy núi cao, lƣợng mƣa trong năm không lớn nhƣng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.

Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối, nhƣng hầu hết đều ngắn, lƣu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn. Nhìn chung hệ thống thủy văn bị chi phối trực tiếp bởi cấu tạo của địa hình, địa hình dốc nên về mùa mƣa gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân, gây xói mòn rửa trôi.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục địa chất thì Thƣợng Quan nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp. Trên địa hình xã có bao nhiêu kiểu địa mạo thì có bấy nhiêu kiểu kiến trúc địa chất, trong đó có các loại: Granit, Rhyonit, phiến sét, thạch anh, đá vôi,…).

- Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình: Đƣợc phân bố trên các đỉnh núi cao > 700 mét, trên nền đá mác ma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất, hạt mịn, hạt thô. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày, ẩm.

- Đất Feralit hình thành trên vùng đồi núi thấp (phát triển trên đá xa thạch): Đặc điểm là tầng mỏng đến trung bình. Thành phần cơ giới nhẹ, màu vàng đỏ, thích hợp với cây trồng nông - lâm nghiệp.

Với lợi thế về diện tích đất lớn, thành phần chất dinh dƣỡng đất khá màu mỡ phù hợp với các loại cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là tạo điều kiện để chuyên môn hóa sản xuất các loại cây trồng theo hƣớng công nghiệp, vì vậy sản xuất cây thuốc lá hiện đang đƣợc chú trọng phát triển nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế nông nghiệp cao cho ngƣời dân tại địa phƣơng.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Thượng Quan năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) I. Đất nông nghiệp 12.521,46 77,79 14.039,50 87,21 14.458,05 89,82

1. Đất sản xuất nông nghiệp 622,59 3,87 716,73 4,45 668,27 4,15

1.1. Đất trồng cây hàng năm 575,50 3,58 662,27 4,11 594,83 3,69 a, Đất trồng Lúa 388,50 2,42 475,27 2,95 385,72 2,39 b, Đất cây hàng năm khác 187,00 1,16 187,00 1,16 209,11 1,30 1.2. Đất trồng cây lâu năm 47,09 0,29 54,46 0,34 73,44 0,46

2. Đất lâm nghiệp 11.897,62 73,91 13.321,52 82,75 13.788,50 85,66

3. Đất nuôi trồng thủy sản 1,25 0,01 1,25 0,01 1,28 0,01

II. Đất phi nông nghiệp 1063,08 6,60 976,13 6,07 1.076,02 6,68

1. Đất ở 48,37 0,30 52,15 0,32 60,07 0,37 2. Đất chuyên dùng 376,50 2,34 267,54 1,67 267,54 1,66 3. Đất phát triển hạ tầng 109,50 0,68 127,47 0,79 219,10 1,36 4. Đất nghĩa trang 3,72 0,02 3,98 0,03 4,32 0,03 5. Đất sông, mặt nước 156,45 0,97 156,45 0,97 156,45 0,97 6. Đất quốc phòng 368,54 2,29 368,54 2,29 368,54 2,29 III. Đất chƣa sử dụng 2.513,04 15,61 1.081,95 6,72 563,51 3,50 Tổng diện tích đất tự nhiên 16.097,58 100 16.097,58 100 16.097,58 100

Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2014 cơ cấu diện tích đất nông nghiệp có hƣớng tăng từ năm 2012 chiếm 77,79% (với 12.521,46 ha) tăng lên 89,82% năm 2014 (với 14.458,05 ha), đất nông nghiệp tăng có xu hƣớng tích cực sử dụng đất đai có hiệu quả, tận dụng diện tích tài nguyên đất tăng hiệu quả kinh tế của ngƣời dân. Cơ cấu đất nông nghiệp tăng do vậy tỉ lệ đất chƣa sử dụng giảm, cụ thể từ năm 2012 chiếm 15,61% (với 2.513,04 ha) giảm xuống còn 3,50% (với 563,51 ha) năm 2014. Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhƣng không nhiều do nhu cầu đất ở tăng và đất cho phát triển hạ tầng.

Với tình hình sử dụng đất đai của xã hiện nay, cây thuốc lá còn rất có tiềm năng phát triển mở rộng diện tích, bởi vì quý đất bỏ hoang, chƣa sử dụng còn nhiều. Mặt khác đất nƣơng rẫy hiện tại chỉ trồng ngô một vụ có thể thâm canh tăng vụ trồng thuốc lá trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 29)