Do chịu ảnh hƣởng của thiên tai phá hoại (mƣa đá, mƣa axid) nên giảm chất lƣợng thuốc lá sấy không vàng và giảm năng xuất nên tiêu thụ khó khăn bị ép giá, giá thành không cao, hiệu quả kinh tế sẽ bị giảm.
Thông tin thị trƣờng đến với ngƣời dân chƣa nhiều, chƣa thật sự chính xác.
Nhà nƣớc ta có nghị định về việc hạn chế sản xuất thuốc lá và chuyển đổi ngành kinh tế có tính chất gây hại lâu dài nhƣ cây thuốc lá, do vậy thuốc lá sẽ có chiến lƣợc bị giảm tiêu thụ, ảnh hƣởng đến ngƣời dân trồng thuốc lá.
4.5. Phân tích các nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã Thƣợng Quan.
4.5.1. Nguyên nhân chủ quan
a, Chất lượng sản phẩm: Theo đánh giá, chất lƣợng thuốc lá nguyên liệu năm nay
thấp hơn năm 2013. Nguyên nhân do thời tiết đầu năm rét đậm rét hại, sau đó gặp khô hạn làm cho cây thuốc lá chậm phát triển, đến trung tuần tháng 4, thời tiết mƣa nhiều làm cho lá mỏng, tỷ lệ màu vàng thấp, do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của hai trận mƣa đá nên đập dập nát nhiều lá và cây chết nhiều. Mặt khác, do nhiều hộ chƣa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sấy... dẫn đến chất lƣợng thuốc lá lá giảm từ 30 - 40%, từ những nguyên nhân trên làm giảm chất lƣợng thuốc lá sấy nên tiêu thụ khó khăn và bị phân loại chất lƣợng kém.
Theo ông Hoàng Văn Trọng,(trưởng thôn thôn Nà Giảo) cho biết việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của thôn còn gặp nhiều khó khăn vì các lý do sau:
Do ảnh hưởng sấy như thiết kế lò sấy không đảm bảo đủ nhiệt cung cấp sấy, thuốc lá chín không đều; thời gian sấy chưa đủ hoặc thừa, thu hoạch thuốc lá vào lúc mưa, nên ảnh hưởng đến chất lượng thuốc lá sấy
Do ảnh hưởng của thời tiết, đợt sản xuất thuốc lá năm ngoái chịu phải hai trận
mua đá làm phá hoại trên 50% diện tích, vì bị mưa đá đập nát lá và cả cây nên khi sấy thuốc lá bị đen và rách chất lượng giảm nhiều là nguyên nhân khó khăn trong tiêu thụ.
Do kỹ thuật trồng chưa cao làm giảm chất lượng như: trồng khoảng cách quá
gần thì cây thân cao và lá bị nhỏ không đủ chất dinh dưỡng nên khi sấy thuốc lá không vàng mà bị đen, còn nếu khoảng cách trồng quá xa, tuy lá to và cây thấp nhưng năng suất lại thấp.
Do chất đất, nếu đất quá nhiều chất dinh dưỡng(thừa chất) thì cây sinh trưởng
lá xanh suốt không vàng nên đến khi sấy lá cũng không vàng được, nếu thiếu chất dinh dưỡng thì cây bị còi cọc.
b, Sản lượng sản phẩm: Để tiêu thụ một sản phẩm điều cần thiết công ty luôn quan tâm đến sản lƣợng mặt hàng đó là bao nhiêu, do vây việc tiêu thụ thuốc lá gặp nhiều khó khăn khi mặt hàng này còn sản xuất nhỏ lẻ, phân tán với sản lƣợng ít. Sản xuất
nhỏ sẽ không đƣợc ƣu tiên thu mua sớm vì không đủ chuyến vận chuyển thu mua do vậy nhà máy sẽ chờ đến khi tất cả các hộ đã thu hoạch và sấy xong mới thu mua một thể để đủ chuyến thu mua giảm chi phí vận chuyển cho nhà thu mua. Do vậy ảnh hƣởng khó khăn này sẽ làm giảm chất lƣợng tồn kho. Nếu có sản lƣợng lớn thì công ty sẽ tổ chức nhiều đợt thu mua và thu ngay tại các lần sấy đầu dàn trải đến tận ngƣời dân thu hoạch xong.
c, Chiến lược maketing của người Sản xuất: Ngƣời dân ít lựa chọn cam kết tiêu thụ với nhà máy mà chỉ ký hợp đồng đầu tƣ đầu vào với công ty, nên khi bán hàng thì có nhiều hộ sản lƣợng ít do bị mất mùa hoặc không năng suất hay một vài lý do khác và không muốn bán cho nhà máy vì bị thu tiền phân bón vật tƣ đầu vào, do vậy họ bán với các thƣơng lái nên bị ép với giá thấp, ngƣời dân chủ yếu là bán đổ đồng nên sẽ có những sai lệch giá nhất định.
d, Liên kết hộ sản xuất: Hiện nay hầu hết các hộ sản xuất tách rời nhau trong khâu tiêu thụ, chỉ hợp tác đổi công trong sản xuất. Mỗi hộ bán với giá riêng theo thỏa thuận của bên bán và bên mua nên việc sác định giá cả có sự khác nhau.
4.5.2. Nguyên nhân khách quan
a, Giá cả thấp: Giá cả bình quân của 1kg thuốc lá sấy ở xã Thƣợng Quan còn rất
thấp (chỉ 37.430 đồng) so với mặt bằng giá cả thuốc lá ở nhiều nơi khác (khoảng 46.500 đồng), ảnh hƣởng của nguyên nhân trên là do ảnh hƣờng từ chất lƣợng sản xuất chƣa cao, sản lƣợng còn ít, chƣa có chiến lƣợc tiêu thụ hợp lý, nhất là ngƣời dân chƣa liên kết với nhau trong khâu tiêu thụ.
b, Do nhu cầu của thị trường: Công ty cần khối lƣợng lớn nhƣng các hộ sản xuất
nhỏ lẻ chƣa đáp ứng đƣợc sản lƣợng lớn, chất lƣợng thuốc lá các hộ sản xuất chƣa đƣợc cao.
c, Do công ty thu mua và tiểu thương: Công ty đợi cuối vụ mới thu mua mà ngƣời
dân không có kho bảo quản tốt thƣờng bị ẩm giảm chất lƣợng, ngƣời dân cần bán sớm vì cần tiền để đầu tƣ các chi phí sản xuất vụ mùa và các chi phí gia đình khác, công ty và các tiểu thƣơng thu mua ép giá với giá thấp.
d, Điều kiện giao thông - vận chuyển: Đƣờng giao thông đến các thôn còn rất khó khăn nhất là vào mùa mƣa đƣờng nhỏ, lầy lội nên xe vận chuyển không đi đƣợc.
e, Liên kết giữa nhà nông với nhà máy: Hiện nay hầu hết các hộ sản xuất tách rời không có sự liên kết với nhà máy, không có sự ràng buộc trong khâu tiêu thụ, ngƣời dân với nhà máy tuy có sự hợp tác đầu tƣ cho sản xuất nhƣng chƣa cam kết tiêu thụ với nhà máy nên còn nhiều hộ bán sản phẩm cho tiểu thƣơng mà không bán thẳng cho nhà máy. Cũng vì ngƣời dân cần tiền mà nên có thể bán với giá rẻ cho thƣơng lái.
Theo ông Hoàng Văn Thao, phó giám đốc công ty Cổ Phần Ngân Sơn, công ty đã và đang triển khai đầu tư phân bón cho khoảng trên 80% hộ trồng thuốc lá ở nhiều thôn của xã. Việc đầu tư phân bón cho người dân trước không tính lãi để phục vụ sản xuất đến khi người dân bán thuốc lá cho công ty thì công ty mới trừ nợ, đây là một chính sách rất tích cực và hỗ trợ người dân sản xuất tốt. Tuy nhiên khá nhiều hộ nhận phân bón đầu tư trước từ công ty nhưng không những không bán sản phẩm cho công ty mà các hộ bán cho tiểu thương ngoài lại không chịu hoàn trả tiền phân bón cho công ty mặc dù công ty yêu cầu thanh toán tiền phân bón nhiều lần. Chính vì vậy nên vấn đề này cũng ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thuốc lá của người dân. Nên công ty sẽ triển khai thực hiện việc đầu tư và cam kết tiêu thụ chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ của người dân được dễ dàng và hiệu quả hơn còn về phía công ty sẽ tạo được lòng tin với người dân và có thể thu hồi lại được vốn đầu tư ban đầu cho các hộ sản xuất từ đó tạo quan hệ liên kết rõ ràng và hiệu quả nhằm nhằm hướng cho các hộ sẽ chỉ tiêu thụ thuốc lá trực tiếp cho nhà máy giảm qua bước tiêu thụ trung gian.Giảm thiểu được các chi phí không cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thuốc lá của người dân và của công ty.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích cho thấy có hai nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng gây khó khăn đến quá trình tiêu thụ thuốc lá sấy của các hộ dân trồng thuốc lá là: Thứ nhất, vấn đề chất lƣợng sản phẩm chịu ảnh hƣởng từ quá trình sản xuất và sấy thuốc lá; Thứ hai, là do ngƣời dân sản xuất chƣa có sự liên kết và các yếu tố ràng buộc trong tiêu thụ với công ty, nhà máy. Do vậy cần đƣa ra những giải pháp thiết thực và
kịp thời đề xuất với các hộ trồng để giải quyết vấn đề tiêu thụ từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các hộ trồng thuốc lá.
4.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu cho địa bàn xã Thƣợng Quan
4.6.1. Giải pháp về chất lượng
- Ngƣời dân cần nắm rõ kỹ thuật sản xuất và sấy, thay đổi các giống mới cho hiệu quả cao, để làm đƣợc điều đó cần phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật, trao đổi đóng góp các ý kiến giữa ngƣời dân trồng với nhau.
- Thu hoạch đúng thời điểm, sấy đủ thời gian và đúng kỹ thuật. - Bảo quản bằng túi nilon và ở nơi khô, thoáng mát chống ẩm mốc.
- Liên hệ tiêu thụ với nhà máy ngay khi vào sấy lƣợt thứ hai hoặc mỗi lƣợt sấy xong không nên để quá lâu vì ngƣời dân không có kho bảo quản tốt sẽ bị giảm chất lƣợng.
- Khâu sấy là khâu quan trọng, vì vậy kiểm tra lò sấy đều đặn mỗi lƣợt sấy, kiểm tra khoang nhiệt đảm bảo để nhiệt sấy cao và ổn định đảm bảo sấy vàng.
4.6.2. Giải pháp về tăng sản lượng
- Cần tăng diện tích và chuyên môn hóa sản xuất thuốc lá để tăng sản lƣợng. - Các hộ dân tổ chức hợp tác sản xuất, sản xuất đúng kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đạt năng xuất cao.
- Các hộ tập trung gom sản phẩm để tiêu thụ.
4.6.3. Giải pháp về thị trường
Thị trƣờng là yếu tố quan trọng giúp ngƣời dân có thể tiêu thụ đƣợc sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra, tạo điều kiện cho nông dân có niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất thuốc lá theo hình thức hàng hóa. Để giải quyết vấn đề thị trƣờng cho sản phẩm thuốc lá thì chính quyền và nhân dân địa phƣơng phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Chính quyền phải làm việc trực tiếp với phía Công ty Cổ phần Ngân Sơn để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời dân sản xuất thuốc lá.
- Chính quyền thay mặt ngƣời dân có ký kết ràng buộc với nhà máy yêu cầu thu mua thuốc lá của các hộ trồng và quy định giá cả hợp lý ngay thời điểm đầu tƣ đầu vào.
Theo ông Hoàng Ngọc Ánh, Phó chủ tịch xã Thượng Quan cho biết xã trưng cầu ý kiến và thảo luận với các hộ trồng thuốc lá và sẽ làm việc trực tiếp với với phía nhà máy để tìm biện pháp giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của người dân sản xuất. Theo ông Ánh, xã sẽ làm cầu nối để liên kết người trồng và nhà máy thu mua thuốc lá để thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hiệu quả hơn, trước tiên sẽ mở các cuộc họp thảo luận với hộ trồng thuốc lá và hướng người dân giải quyết vấn đề tiêu thụ thuốc lá cho người dân và không còn cách nào hiệu quả hơn là yêu cầu người trồng liên kết lại và thực hiện liên kết với nhà máy bằng việc ký cam kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ trồng thuốc lá với nhà máy thu mua thuốc lá sấy. Đây là một giải pháp an toàn để thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá của người dân.
4.6.4. Giải pháp về giao thông
Xây dựng và cải thiện hệ thống đƣờng giao thông tới các hộ, tạo điều kiện cho khâu thu mua thuốc lá của Công ty, từ đó ngƣời dân không bị ép giá. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ.
4.6.5. Giải pháp trong liên kết thúc đẩy tiêu thụ
Vấn đề liên kết trong tiêu thụ chƣa đƣợc ngƣời dân quan tâm đúng mức, còn tiêu thụ lẻ tẻ chƣa có kế hoạch hợp tác tiêu thụ nên tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do vậy cần có chiến lƣợc liên kết tiêu thụ sau: Cần có sự liên kết giữa bón nhà (Nhà khoa học - nhà nông - nhà tiêu thụ – nhà nƣớc).
- Liên kế giữa các hộ sản xuất thuốc lá, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, có kết hợp các hộ sản xuất để thành lập một hợp tác xã sản xuất thuốc lá.
- Liên kết nhà nông với nhà máy: Nhà máy cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, ngƣời dân cam kết tiêu thụ cho nhà máy chế biến, nhà máy cam kết mua với giá cả hợp lý thông qua cầu nối chính quyền địa phƣơng chứng thực.
4.6.6. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Có cơ chế chính sách bình ổn giá thì mới khuyến khích đƣợc ngƣời dân yên tâm phát triển sản xuất.
- Có chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai cho ngƣời dân sản xuất.
- Công ty Cổ Phần Ngân Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ đầu vào cho ngƣời sản xuất, hƣỡng dẫn kỹ thuật và tập huấn cho ngƣời dân.
4.6.7. Giải pháp chuyên môn hóa các khâu
Ngƣời dân thực hiện hai khâu là trồng và thu hoạch bán lá xanh, từ khâu sấy và tiêu thụ thuốc lá sấy sẽ có một ngƣời khác thực hiện, nếu thực hiện đƣợc giải pháp này sẽ đảm bảo đƣợc yêu cầu về chất lƣợng sấy và kỹ thuật sấy vì có đầu tƣ lò sấy hiện đại. Tức là các hộ sẽ chuyên môn trồng, chăm sóc và thu hoạch lá thuốc lá về bán thẳng cho hộ chỉ chuyên thu mua về sấy. Nhƣ vậy với một số lƣợng lớn sẽ có thể đầu tƣ nhà sấy và máy ép nên đạt hiệu quả cao, tránh gặp phải nhiều rủi ro (VD: thu hoạch đƣợc kịp thời tránh lá hỏng, đỡ tốn nhiều công đoạn, sẽ không bán lẻ, số lƣợng nhiều, đầu tƣ sấy có khoa học kỹ thuật cao nên chất lƣợng tốt và đồng đều, sản lƣợng nhiều hợp đồng tiêu thụ sẽ chặt chẽ).
Từ một số giải pháp đã đưa ra ở trên theo tôi để thực hiện tốt việc thúc đẩy tiêu thụ thuốc lá tại xã Thượng Quan có hai giải pháp rất quan trọng cần thục hiện tốt đó là: Thứ nhất là giải pháp cho sản xuất đó là phải thực hiện sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng thuốc lá cao; thứ hai là cần thực hiện liên kết bốn nhà trong sản xuất, nhất là liên kết tiêu thụ giữa các hộ trồng với nhau và ký kết tiêu thụ giữa các hộ trồng với nhà máy thu mua từ đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá
nguyên liệu trên địa bàn xã Thượng Quan – huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn“, tôi
nhận thấy và đƣa ra đƣợc một số kết luận sau:
Cây thuốc lá đƣợc coi là một loài cây xáo đói giảm nghèo và làm giàu nhanh ở xã Thƣợng Quan, vụ Đông xuân năm 2014 xã có 55,75 ha trồng thuốc lá, chiếm 44,55% tổng diện tích cây trồng chính vụ Đông xuân, sản lƣợng đƣợc 948 tạ. Hiệu quả kinh tế trồng thuốc lá xã Thƣợng Quan So với hiệu quả BQC của cả nƣớc, tôi nhận thấy rằng: tổng chi phí sản xuất bình quân các hộ trồng thuốc lá tại xã Thƣợng Quan cao hơn 0,14 lần so với chi phí trung bình cả nƣớc (khoảng chênh lệch là 171.736 đồng). Tuy nhiên, để sản xuất 1.000 m2 diện tích thuốc lá lao động bình quân của cả nƣớc mất 24 công còn xã Thƣợng Quan trung bình 22,69 công. HQKT trồng thuốc lá tại địa phƣơng thấp hơn BQC của cả nƣớc (NS sản xuất thuốc lá của các hộ tại địa phƣơng là 185,24 kg/0,1ha thấp hơn BQC cả nƣớc với 215,8 kg/0,1 ha). Về giá cả tại địa phƣơng chỉ thu mua giá BQ là 37.430 đồng/kg thấp hơn 0,11 lần so với giá BQC cả nƣớc với 41.500 đồng/kg. Giá cả chênh lệch nhƣ vậy do ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, yếu tố giao thông vận chuyển, chiến lƣợc và hình thức tiêu thụ của ngƣời