Hiệu quả kinh tế từ trồng thuốc lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 47)

4.2.3.1. Chi phí sản xuất thuốc lá tính cho 1000 m2 diện tích gieo trồng

Để sản xuất thì nhất thiết cần phải bỏ ra một mức chi phí đầu tƣ nhất định với nhiều loại chi phí khác nhau tùy thuộc từng ngành sản xuất hây cây trồng, vật nuôi khác nhau. Với cây thuốc lá thì yêu cầu phải đầu tƣ nhiều chi phí nhƣ chi phí trung gian (giống, phân bón, thuốc sâu, than củi để sấy, ..vv), chi phí khấu hao (lò sấy, CCDC, máy móc), và quan trọng là chi phí lao động. Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao ngƣời sản xuất cần giảm thiểu tổng chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả tăng năng xuất. Ngƣời dân địa phƣơng ngày càng tìm tòi học hỏi về các kỹ thuật sản xuất thuốc lá mới cho năng xuất cao hơn, chi phí hợp lý nhất để thực hiện sản xuất sao cho đem lại kinh tế cho ngƣời dân.

Bảng 4.8: Chi phí sản xuất bình quân cho 1000 m2 gieo trồng của nhóm hộ được điều tra tại xã Thượng Quan

STT Nội dung ĐVT lƣợng Số Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Cơ cấu (%)

I Chi phí trung gian 1.290.386 30,47

1.1 Giống Cây 2602 0 0 0

1.2 NPK đặc chủng Kg 43,83 12.800 561.024 13,24

1.3 Kaly sunphats Kg 7,291 19.800 144.362 3,41

1.4 Thuốc sâu Lọ 1 20.000 20.000 0,47

1.5 Thuốc diệt chồi Lọ 0,5 15.000 15.000 0,37

1.6 Than sấy, củi 550.000 12,98

II Công lao động Công 22,69 115.000 2.609.350 61,58

III Khấu hao TSCĐ,CCDC 337.000 7,95

3.1 Lò sấy 252.000 5,95

3.2 Dây, sào quấn 18.000 0,42

3.3 CCDC khác 67.000 1,58

Tổng 4.236.736 100

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả, năm 2015)

Để sản xuất 1.000 m2

diện tích thuốc lá thì các hộ cần tổng chi phí trung bình là 4.236.736 đồng, trong đó:

- Chi phí công lao động chiếm tới 61,58% (gần 23 công) trong cơ cấu tổng chi phí, tƣơng đƣơng với 2.609.350 đồng.

- Chi phí trung gian chiếm 30,47% (với 1.290.386 đồng), trong đó phân NPK đặc chủng đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều chiếm tới 13,24% (561.024 đồng), giống thì ngƣời dân tự sản xuất không mất chi phí để mua, các chi phí về Kali sunphats, thuốc sâu, thuốc diệt chồi chiếm không đáng kể. Ngoài ra, chi phí về than sấy, củi đun cũng chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 12,98%( với 550.000 đồng) trong tổng chi phí.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định và công cụ dụng cụ chiếm tỉ lệ nhỏ ( 7,95%) trong tổng chi phí trồng thuốc lá, vì sào quấn, dây, quốc, sẻng đều đƣợc tận dụng lại, ngoài ra lò sấy khi xây dựng có thể sử dụng trong nhiều năm mới tu sửa.

Vậy thông qua bảng số liệu và phân tích ở trên ta thấy chi phí dành cho công lao động chiếm tỉ lệ cao nhất so với tổng chi phí sản xuất. Điều này cho thấy, trồng thuốc lá ngƣời dân sẽ tăng khả năng sử dụng vốn đất đai và tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân trong mùa nông nhàn. Vấn đề giải quyết việc làm ở các vùng

quê là một vấn đề nan giải, bởi vậy việc phát triển sản xuất thuốc lá sẽ có ý nghĩa xã hội rất to lớn cho xã.

4.2.3.2. HQKT bình quân cho 1.000 m2 diện tích trồng thuốc lá năm 2014 tại xã Thượng Quan

Để biết đƣợc hiệu quả kinh tế từ việc trồng thuốc lá, ta cần tính toán doanh thu của một hộ trồng thuốc lá trên 1000 m2 diện tích trồng, để tính toán ta đi xác định trên 1.000 m2 diện tích gieo trồng thu đƣợc bao nhiêu kg thuốc lá thành phẩm và qua quá trình điều tra về chiến lƣợc tiêu thụ công ty cổ phần Ngân Sơn có phân loại thuốc lá sấy thành năm loại theo chất lƣợng giảm dần là: Loại 1; Loại 2; Loại 3; Loại 4 và Loại 5 là loại tận dụng. Tuy nhiên vì ngƣời mua phân thành nhiều loại mà chất lƣợng thuốc lá của ngƣời dân cũng có rất nhiều loại khác nhau do vậy hầu hết ngƣời dân chọn cách bán theo hình thức đổ đồng các loại thuốc lá theo giá tiền bằng mắt theo cảm quan để thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Sau quá trình phân tích và xử lí số liệu đã tính đƣợc kết quả và HQKT trên 1.000 m2

diện tích gieo trồng.

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế bình quân cho 1.000 m2 diện tích trồng thuốc lá của

nhóm hộ được điều tra năm 2014 tại xã Thượng Quan

STT Chỉ tiêu ĐVT Thuốc lá

1 Sản lƣợng bình quân Kg/1.000 m2 185,24

2 Giá bán trung bình Đồng/kg 37.430

3 Giá trị sản xuất GO Đồng 6.933.533

4 Chi phí trung gian IC Đồng 1.290.386

5 Giá trị gia tăng VA Đồng 5.643.147

6 Thu nhập hỗn hợp MI Đồng 5.306.147 7 Tổng chi phí TC Đồng 4.236.736 8 Lợi nhuận Pr Đồng 2.696.797 9 Công lao động Đồng 2.609.350 10 Một số chỉ tiêu 10.1 Trên 1.000đ chi phí GO/IC Lần 5,37 VA/IC Lần 4,37 MI/IC Lần 4,11 TR/TC Lần 1,64 Pr/TC Lần 0,64

10.2 Trên 1 công lao động

TR/LĐ Đồng 301.458

Pr/LĐ Đồng 117.252

Qua bảng kết quả và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1.000 m2 thuốc lá của các hộ đã điều tra năm 2014 cho thấy: năng suất bình quân trên 1.000 m2 diện tích thuốc lá tại xã Thƣợng Quan là khá cao với 185,24 kg/1.000 m2 thuốc lá sấy khô. Với mức giá bán bình quân là 37.430 đồng/kg, với mức giá nhƣ vậy vẫn là còn thấp so với ngƣỡng giá trị tối đa mà thành phẩm thuốc lá sấy có thể đem lại, với múc giá trên thì ngƣời dân thu đƣợc tổng giá trị sản xuất (GO) là 6.933.533 đồng/1.000 m2 nhƣ mức giá trị sản xuất GO này đƣợc coi là đã đạt hiệu quả nhƣng chƣa cao sở dĩ tổng giá trị sản xuất chƣa cao vì do nhiều nguyên nhân nhƣ chất lƣợng thuốc lá sấy và ngay cả trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, với tổng chi phí (TC) là 4.236.736 đồng/1.000 m2, giá trị gia tăng (VA) là 5.643.147 đồng/1.000 m2, thu nhập hỗn hợp (MI) là 5.306.147 đồng/1.000 m2. Từ đó lợi nhuận khi trồng 1.000 m2 diện tích thuốc lá khi đã trừ đi mọi chi phí sẽ đạt khá cao là 2.696.797 đồng/1000 m2/ vụ. Để đạt đƣợc hiệu quả nhƣ trên với 1.000 m2 diện tích trồng thuốc lá ngƣời dân đã phải lao động bình quân khoảng 23 công ứng với chi phí lao động khoảng 2.609.350 đồng/ 1.000 m2

.

Bên cạnh các chỉ tiêu về kết quả tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả để biết đƣợc hiệu quả kinh tế thực sự mà sản xuất thuốc lá mang lại cho ngƣời nông dân. Qua bảng 4.9 cho chúng ta thấy:

+ Tổng giá trị sản xuất so với giá trị trung gian là 5,37 lần; tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu đƣợc 5,37 đồng giá trị sản xuất.

+ Giá trị gia tăng so với chi phí trung gian là 4,37 lần; tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu đƣợc 4,37 đồng giá trị gia tăng.

+ Thu nhập hỗn hợp so với chi phí trung gian là 4,11 lần tức là cứ cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu đƣợc 4,11 đồng thu nhập hỗn hợp.

+ Tổng doanh thu/tổng chi phí là 1,64 lần; tức 1 đồng chi phí bỏ ra thì đem lại 1,64 đồng doanh thu hay nói cách khác là 1 đồng chi phí thì đạt đƣợc 0,64 đồng lợi nhuận.

+ Tổng doanh thu/công lao động là 301.458 đồng; tức là 1 công lao động bỏ ra thì thu đƣợc doanh thu là 301.458 đồng.

+ Lợi nhuận/công lao động

Qua số liệu và các chỉ tiêu đã phân tích trên đây ta xác định đƣợc lợi nhuận/công lao động nhƣ sau:

Lợi nhuận/công lao động đạt 117.252 đồng, tức là 1 công lao động cho sản xuất thuốc lá bỏ ra thì thu đƣợc lợi nhuận là 117.252 đồng.

Nhìn chung, các chỉ tiêu cho thấy công của ngƣời lao động trong sản xuất thuốc lá năm 2014 của ngƣời dân xã Thƣợng Quan đạt đƣợc khá cao. Qua phân tích ta cần nhận ra một điều rằng đây là một loại cây trồng có tiềm năng cần đƣợc quan tâm phát triển trong tiến trình phát triển kinh tế của xã. Cây thuốc lá còn đƣợc ngƣời dân địa phƣơng mệnh danh là cây “xóa đói, giảm nghèo” của địa phƣơng.

4.2.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá ở xã Thượng Quan so với trung bình trung cả nước

Để thấy đƣợc hiệu quả kinh tế của trồng thuốc lá đƣợc khách quan, tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lá tại địa phƣơng so với hiệu quả trung bình trung của cả nƣớc:

Bảng 4.10: So sánh HQKT bình quân trên diện tích 1000m2 sản xuất cây thuốc lá ở

xã Thượng Quan so với trung bình cả nước.

(ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu so sánh Xã Thƣợng Quan Trung bình cả nƣớc =Lần I.Tổng chi phí 4.221.736 4.050.000 0,96 1. Chi phí SXBQ 1.275.386 950.000 0,75 + Giống 0 0 - + Phân bón 561.024 410.000 - + Kali 144.362 100.000 - + Thuốc trừ sâu,…) 20.000 20.000 -

+ Than, củi sấy 550.000 400.000 -

2. Chi phí khấu hao 337.000 240.000 0,71

3. Công lao động

SL(công) 22,69 24 -

Tiền 2.609.350 2.880.000 1,10

II. Hiệu quả SXBQ - - -

+ Sản lƣợng(Kg) 185,24 215,80 1,17

+ Giá BQ (1000Đ/kg) 37.430 41.500 1,11

+ Doanh thu BQ (TR) 6.933.533 8.955.700 1,29

+ Lợi nhuận BQ (Pr) 2.711.797 4.905.700 1,81

Qua quá trình điều tra phân tích tôi nhận thấy, tổng chi phí sản xuất bình quân của các hộ trồng thuốc lá tại xã Thƣợng Quan cao hơn 0,14 lần so với chi phí trung bình chung cả nƣớc (Với khoảng chênh lệch là 171.736 đồng). Trong đó, chi phí SXBQ, và chi phí khấu hao để sản xuất 1.000 m2 diện tích thuốc lá thì ở xã Thƣợng Quan cao hơn bình quân cả nƣớc lần lƣợt từ 0,25 lần và 0,29 lần. Tuy nhiên, để sản xuất đƣợc cùng một diện tích thuốc lá đó thì xã Thƣợng Quan chỉ mất 22,69 công còn bình quân của cả nƣớc là 24 công.

Nếu xét với bình quân chung của cả nƣớc thì HQKT cây thuốc lá tại địa phƣơng là không cao bằng (thấp). Cụ thể, năng suất sản xuất thuốc lá của các hộ tại địa phƣơng là 185,24 kg/0,1ha thấp hơn bình quân chung cả nƣớc với 215,8 kg/0,1 ha. Về giá cả thì tại địa phƣơng chỉ thu mua giá bình quân là 37.430 đồng/kg thấp hơn 0,11 lần so với giá bình quân chung cả nƣớc với 41.500 đồng/kg. Giá cả có sự chênh lệch nhƣ vậy là do ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, yếu tố giao thông vận chuyển, chiến lƣợc và hình thức tiêu thụ của ngƣời dân và quan trọng nhất là do sự liên kết giữa các hộ sản xuất, giữa ngƣời dân và nhà máy. Từ HQKT và sự chênh lệch các chi phí nên dẫn đến lợi nhuân sản xuất của ngƣời dân tại xã Thƣợng Quan thấp hơn nhiều (thấp hơn 0,81 lần) so với lợi nhuận bình quân của cả nƣớc. Doanh thu lần lƣợt của địa phƣơng và BQC của cả nƣớc là 6.933.533 đồng và 8.955.700 đồng.

4.2.3.4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thuốc lá

- Đất đai: Đất đai là tƣ liệu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, không có đất canh tác hay thiếu đất thì không thế tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây là một yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng cây trồng vì đất không những giúp cây đứng vững mà còn là nguồn cung cấp nƣớc và một phần dinh dƣỡng cho cây. Vì vậy để có năng suất cao và ổn định cần chọn loại đất phù hợp với từng loại cây trồng. Nếu đất mà tốt quá, thừa chất dinh dƣỡng thì chỉ kích thích cây sinh trƣởng lá to và xanh nên lá không thể vàng đƣợc nên lúc sấy ra thì lá sẽ đen mà không vàng đƣợc do vậy sẽ giảm cả năng suất và chất lƣợng. Còn nếu đất đai mà thiếu chất dinh dƣỡng thì cây thuốc lá không thể sinh trƣởng và phát triển đƣợc cây bị còi cọc không

lớn đƣợc nên cũng giảm năng suất. Do vậy nếu đất đai mà thừa hay thiếu chất thì cũng bị giảm năng suất và chất lƣợng của thuốc lá nên cần chọn loại đất phù hợp để trồng cây thuốc lá cho năng suất cao đạt hiệu quả kinh tế nhất.

- Giống: Ngoài đất thì giống cũng là một nhân tố rất quan trọng có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất. Mỗi loại giống thích nghi với từng loại đất khác nhau và mỗi loại giống lại có năng suất khác nhau do vậy cần phải chọn giống phù hợp với từng loại đất để đƣợc nâng cao năng suất cho đạt hiệu quả cao. Cũng cần phải thay đổi, cập nhật các giống thuốc lá mới để trồng sẽ có năng suất cao hơn các loại giống cũ nhằm đƣợc hiệu quả sản xuất cao nhất.

- Do kỹ thuật: Nế nắm đƣợc kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sẽ sinh trƣởng và phát triển tốt, phun thuốc đúng thời điểm và đúng loại sẽ phòng trừ đƣợc dịch bệnh, nếu có kỹ thuật sấy chắc chắn thuốc lá sẽ vàng tốt sẽ đạt năng suất và chất lƣợng từ đó hiệu quả sản xuất cao.

Theo Anh Nam (cán bộ khuyến nông huyện Ngân Sơn) cho biết: Hộ nào thực hiện đúng quy trình sản xuất thuốc lá đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các hộ không tuân thủ quy trình. Có thể ví dụ: việc diệt chồi, nếu không diệt chồi cây thuốc lá sẽ tập chung chất dinh dưỡng để nuôi chồi chứ không nuôi lá từ đó chất lượng lá kém hơn, nên thậm chí người dân không phun thuốc, chúng tôi còn khuyến cáo người dân diệt chồi để mang lại chất lượng lá thuốc lá cao. Ví dụ khác về việc mật độ trồng nếu trồng quá dầy thì cây cao lá nhỏ, còn nếu trồng thưa cây to thấp, lá to nhưng lại trồng được ít cây không đem lại năng suất cao vì vậy cần trồng với mật độ hợp lý nhất là từ 2.000 đến 2.500 cây/1.000 m2.Do vậy việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đều rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá.

- Do thời tiết, khí hậu: Bên cạnh các yếu tố đất, câu “ nhất nƣớc, nhì phân, tam

cần, tứ giống “. Vấn đề ngoại cảnh (thời tiết và khí hậu) là vô cùng quan trọng nó ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Nhƣ năm 2013 xã phải hứng chịu hai trận mƣa đá vào tháng 2 và tháng 3 phá hoại đi hơn 50% diện tích cây trồng các loại và nhất là thuốc lá đã bị đập nát làm giảm năng suất, nên hầu hết các hộ trồng thuốc lá đều bị

giảm năng xuất thậm chí mất thu hoạch nhiều diện tích gieo trồng. Và do vậy năm 2013 cây thuốc lá đã bị giảm giá trị sản xuất.

Theo ông Nông Quốc Bảo (Chủ tịch HND xã Thượng Quan) là người đã trồng thuốc lá có thâm niên lâu năm cho biết: Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Với nhiệt độ sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá thích hợp từ 180C - 270C, nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây. Điều kiện thời tiết thất thường là vấn đề khó khăn nhất người trồng thuốc lá phải đối mặt. Đầu vụ thời tiết thường rét đậm rét hại và khô hanh làm cho cây sinh trưởng và phát triển chậm và nặng hơn là chết; trong vụ có thể xảy ra hạn hán kéo dài làm cây chậm phát triển, giữa và gần cuối vụ có xảy ra mưa đá làm thiệt hại nhiều diện tích; cuối vụ đang thu hoạch lại xảy ra mưa nhiều gây khó khăn trong việc sấy thuốc lá; sau khi sấy xong nếu mưa nhiều, độ ẩm cao cũng rất khó trong việc bảo quản thuốc lá. Không những thế thời tiết thất thường cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, làm giảm chất lượng sản phẩm. Đợt tháng 2 và 3 vừa rồi, có hai trận mưa đá, làm rách hết các lá thuốc nên không đạt năng suất như năm 2012.

4.3. Tình hình tiêu thụ cây thuốc lá của xã Thƣợng Quan

Trong thời đại nông nghiệp, công nghiệp hóa hiện nay thì vấn đề tiêu thụ đƣợc coi là một khâu rất quan trọng có vai trò thực hiện để đạt đƣợc kết quả (thành công) của một quá trình sản xuất vật chất. Sản xuất của ngƣời dân không chỉ đơn thuần là việc sản xuất tự cung tự cấp nữa mà là sản xuất theo nhu cầu của thị trƣờng nhằm hƣớng vào chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Cây thuốc lá đƣợc coi là một loài cây công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)