Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 35)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục địa chất thì Thƣợng Quan nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp. Trên địa hình xã có bao nhiêu kiểu địa mạo thì có bấy nhiêu kiểu kiến trúc địa chất, trong đó có các loại: Granit, Rhyonit, phiến sét, thạch anh, đá vôi,…).

- Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình: Đƣợc phân bố trên các đỉnh núi cao > 700 mét, trên nền đá mác ma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất, hạt mịn, hạt thô. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày, ẩm.

- Đất Feralit hình thành trên vùng đồi núi thấp (phát triển trên đá xa thạch): Đặc điểm là tầng mỏng đến trung bình. Thành phần cơ giới nhẹ, màu vàng đỏ, thích hợp với cây trồng nông - lâm nghiệp.

Với lợi thế về diện tích đất lớn, thành phần chất dinh dƣỡng đất khá màu mỡ phù hợp với các loại cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là tạo điều kiện để chuyên môn hóa sản xuất các loại cây trồng theo hƣớng công nghiệp, vì vậy sản xuất cây thuốc lá hiện đang đƣợc chú trọng phát triển nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế nông nghiệp cao cho ngƣời dân tại địa phƣơng.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Thượng Quan năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) I. Đất nông nghiệp 12.521,46 77,79 14.039,50 87,21 14.458,05 89,82

1. Đất sản xuất nông nghiệp 622,59 3,87 716,73 4,45 668,27 4,15

1.1. Đất trồng cây hàng năm 575,50 3,58 662,27 4,11 594,83 3,69 a, Đất trồng Lúa 388,50 2,42 475,27 2,95 385,72 2,39 b, Đất cây hàng năm khác 187,00 1,16 187,00 1,16 209,11 1,30 1.2. Đất trồng cây lâu năm 47,09 0,29 54,46 0,34 73,44 0,46

2. Đất lâm nghiệp 11.897,62 73,91 13.321,52 82,75 13.788,50 85,66

3. Đất nuôi trồng thủy sản 1,25 0,01 1,25 0,01 1,28 0,01

II. Đất phi nông nghiệp 1063,08 6,60 976,13 6,07 1.076,02 6,68

1. Đất ở 48,37 0,30 52,15 0,32 60,07 0,37 2. Đất chuyên dùng 376,50 2,34 267,54 1,67 267,54 1,66 3. Đất phát triển hạ tầng 109,50 0,68 127,47 0,79 219,10 1,36 4. Đất nghĩa trang 3,72 0,02 3,98 0,03 4,32 0,03 5. Đất sông, mặt nước 156,45 0,97 156,45 0,97 156,45 0,97 6. Đất quốc phòng 368,54 2,29 368,54 2,29 368,54 2,29 III. Đất chƣa sử dụng 2.513,04 15,61 1.081,95 6,72 563,51 3,50 Tổng diện tích đất tự nhiên 16.097,58 100 16.097,58 100 16.097,58 100

Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2014 cơ cấu diện tích đất nông nghiệp có hƣớng tăng từ năm 2012 chiếm 77,79% (với 12.521,46 ha) tăng lên 89,82% năm 2014 (với 14.458,05 ha), đất nông nghiệp tăng có xu hƣớng tích cực sử dụng đất đai có hiệu quả, tận dụng diện tích tài nguyên đất tăng hiệu quả kinh tế của ngƣời dân. Cơ cấu đất nông nghiệp tăng do vậy tỉ lệ đất chƣa sử dụng giảm, cụ thể từ năm 2012 chiếm 15,61% (với 2.513,04 ha) giảm xuống còn 3,50% (với 563,51 ha) năm 2014. Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhƣng không nhiều do nhu cầu đất ở tăng và đất cho phát triển hạ tầng.

Với tình hình sử dụng đất đai của xã hiện nay, cây thuốc lá còn rất có tiềm năng phát triển mở rộng diện tích, bởi vì quý đất bỏ hoang, chƣa sử dụng còn nhiều. Mặt khác đất nƣơng rẫy hiện tại chỉ trồng ngô một vụ có thể thâm canh tăng vụ trồng thuốc lá trên nƣơng và có thể chuyển đổi những loại cây trồng không đạt hiệu quả kinh tế bằng trồng thuốc lá đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Lƣu vực một số con suối có nƣớc quanh năm, vào mùa khô

lƣu lƣợng nƣớc ít hơn do độ dốc địa hình lớn. Một số suối chỉ có nƣớc vào mùa mƣa, mùa khô hầu nhƣ không có. Vì vậy, khai thác nguồn nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt cần có sự đầu tƣ lớn.

Nguồn nước ngầm: Do địa hình miền núi nên nƣớc ngầm chỉ có ở chân các hợp

thủy và gần suối, mạch nƣớc ngầm cách mặt đất khoảng từ 3-3,5 m, hình thức khai thác là bằng giếng khoan.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai 01/01/2014, xã có 13.321,52 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất có 4.276,5 ha, đất rừng phòng hộ có 9.045,02 ha. Trữ lƣợng gỗ lớn góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của xã và cả huyện, tỉnh.

4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã có một số loại khoáng sản nhƣ: Đá vôi, Quặng chì, Kẽm ở Sáo Sào và Nà Diếu( trữ lƣợng 2.000 tấn). Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình khai thác và quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cây thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã thượng quan – huyện ngân sơn – tỉnh bắc kạn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)