5. Bố cục đề tài
3.2.1. Phát triển sản xuất kinhdoanh theo hướng lấy chất lượng và tiêu chuẩn làm
chuẩn làm mục tiêu
Một trong những khó khăn đã nhận thấy ở các doanh nghiệp đó là chưa có kinh nghiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượng và đủ tiêu chuẩn để tiến vào những thị trường khó tính. Cho nên khắc phục vấn đề này là điều quan trọng cần làm đầu tiên. Có thể nói, chất lượng của hàng hóa là một yếu tố hàng đầu mà cả nhà sản xuất và người tiêu dùng điều muốn hướng đến:
Thứ nhất, chất lượng là một yếu tố quan trọng gây dựng nên thương hiệu của sản phẩm. Dĩ nhiên trên một thị trường sản phẩm liên quan sẽ có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm cùng loại mà không phải sản phẩm nào cũng có chất lượng như nhau. Nhưng khi người tiêu dùng cảm thấy hài lòng với sản phẩm mình chọn lựa thì một cách mặc nhiên nó sẽ lưu lại trong tâm trí của họ, những lần sau họ sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm đó khi mua sắm. Từ đó, thương hiệu của một sản phẩm được khẳng định trên thị trường.
Thứ hai, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Thật vậy, ngày nay người tiêu dùng trong nước và quốc tế luôn muốn tìm cho mình những sản phẩm thời thượng với chất lượng cao nhất do thu nhập ngày càng cao, cuộc sống ngày càng phát triển. Ví dụ như đối với các dòng điện thoại Smart phone, những chiếc có giá cả cao ngất ngưởng như Iphone 6 và Iphone 6 plus gần ba mươi triệu đồng nhưng vẫn cháy hàng ở nhiều nước và Việt Nam, người dân ở thành phố Hồ Chí Minh phải xếp hàng nhiều giờ để có thể mua được nó. Chính vì
vậy, khi doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng thì sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh một cách vượt bậc ở thị trường trong nước và trên thế giới.
Thứ ba, chất lượng đúng với tiêu chuẩn của những thị trường khó tính sẽ giúp dễ xâm nhập vào thị trường đó hơn. Có thể nói, bên cạnh các rào cản về thuế và thủ tục hải quan, rào cản về chất lượng sản phẩm là khó vượt qua nhất khi nước ta xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài, nhưng nếu đã đáp ứng được thì sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp cũng như thu về nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước. Một điều cũng rất quan trọng là khi người tiêu dùng nước ngoài đã ưa chuộng và mong muốn sử dụng những sản phẩm của Việt Nam thì bắt buộc doanh nghiệp nước ngoài phải nhập khẩu những mặt hàng đó về nước.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu về chất lượng là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quyết tâm sâu sắc. Đầu tiên, những doanh nghiệp phải chú trọng trang bị cho mình một cơ sở vật chất và kĩ thuật đáp ứng tốt cho việc sản xuất. Trong sản xuất hàng hóa có rất nhiều những mặt hàng tiêu dùng cần phải thực hiện trên một dây chuyền với yếu tố kĩ thuật cao bao gồm các sản phẩm đồ hộp, đông lạnh như: cá hộp, sữa chua, kem,… và nhiếu loại sản phẩm khác. Chính vì vậy, bắt buộc nhà sản xuất phải trang bị những dây chuyền công nghệ đó. Trong thương mại về dịch vụ cũng vậy, có rất nhiều ngành dịch vụ đòi hỏi những thiết bị tối tân nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cung ứng cao nhất. Ví dụ như dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp cung ứng cần phải xây dựng những trạm phát sóng và các thiết bị kèm theo hiện đại khác. Hiện nay trên thế giới rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cho nên doanh nghiệp trong nước cũng phải chú trọng điều này. Đối với những máy móc, dây chuyền thiết bị có thể mua ở nước ngoài sau đó nhập về Việt Nam hoặc tốt nhất là bản thân người lao động, người chủ doanh nghiệp cũng phải tự tìm tòi và phát minh ra những vật dụng cho quá trình sản xuất của mình. Thực tế ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều những phát minh mới do chính những con người trong quá trình lao động đã tạo nên và được rất nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và thế giới đặt mua. Đặc biệt nhất là phải kể đến sự phát minh ra máy ATM của ông Đỗ Đức Cường, một người rất tài giỏi trong lĩnh vực ngân hàng thế giới, với mong muốn giúp cho khách hàng có được sự tiện lợi hơn trong sử dụng các dịch vụ ngân hàng, phát minh của ông được xem
như một bước tiến lịch sử trong ngành ngân hàng thế giới. Còn nhiều phát minh nổi tiếng khác như: Bộ tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy của anh Hoàng Đăng Sơn ở Vĩnh Long; xe lăn thông minh điều khiển bằng ý nghĩ của GS.TS. Hùng Nguyễn là người gốc Việt làm việc tại đại học Syney, Úc; hay công nghệ nano làm sạch nước của thạc sĩ Nguyễn Thành Đông và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa Séc;… Chính nhờ vào những phát minh này đã đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, người chủ của phát minh cũng như chứng minh được người Việt Nam có tinh thần học hỏi và đầu óc sáng tạo trong lao động và cuộc sống. Mặc dù có sự tốn kém chi phí không nhỏ cho việc mua những thiết bị này, nhưng sau đó mang lại lợi nhuận rất lớn. Tiếp theo, doanh nghiệp cần phải có nguồn nhân lực quản lí và sản xuất thực sự có trình độ, tay nghề cao. Tuy ngày nay có rất nhiều những máy móc hiện đại nhưng vai trò của người lao động vẫn là chính trong sản xuất: những máy móc đều phải do bàn tay của con người vận hành cũng như việc đưa ra ý tưởng, sửa chữa hư hỏng,… Tất cả những việc đó không thể thiếu người lao động. Trình độ cao của đội ngủ quản lý cũng rất quan trọng, những người này nắm giữ yếu tố quyết định trong một doanh nghiệp. Nếu có cách quản lý khoa học và hiệu quả thì người lao động sẽ làm việc tốt hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn. Cho nên, doanh nghiệp cần phải chú trọng việc tuyển những lao động có trình độ cao đồng thời bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho những lao động cũ. Bên cạnh đó, một điều quan trọng nhất khi nhắc đến người lao động chính là chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những chế độ cho họ như: tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí,… Bởi vì khi người lao động đã ổn định cuộc sống và cảm thấy thoải mái, an tâm trong công việc thì những sản phẩm họ tạo ra mới thực sự có chất lượng và họ mới có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp nhất định không được bỏ qua việc giữ vững và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình. Như đã nói ở trên, thương hiệu của sản phẩm có giá trị sống còn đối với doanh nghiệp và có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bị giả mạo. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt thương hiệu của mình, trước tiên doanh nghiệp phải xem đó là tài sản quý báu nhất của mình, là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh; phải làm cho người tiêu dùng ý thức được là thương hiệu không chỉ làm lợi cho người gây dựng nên nó mà còn là
36 Trường Quốc tế Á Châu, Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt, Trần Hồng Điệp
http://review.siu.edu.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-phat-minh-noi-tieng-the-gioi-cua-nguoi-viet/246/1809
danh dự và bộ mặt của quốc gia, dân tộc trong thương mại; về phía nhà nước cũng phải xem việc bảo vệ thương hiệu là trách nhiệm của các cấp, các bộ chứ không phải của riêng những doanh nghiệp. Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải đăng kí để thương hiệu của mình được bảo hộ. Như đã nói, hiện nay trong các văn bản luật của Việt Nam chưa có khái niệm thương hiệu nên việc đăng kí bảo hộ thương hiệu được hiểu là đăng kí bảo hộ các đối tượng sỡ hữu trí tuệ liên quan đến thương hiệu như nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lí hoặc các kiểu dáng công nghiệp, bản quyền,… Nơi đăng kí chính là Cục sỡ hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ. Thứ ba, cũng cần phải chủ động đấu tranh với những hành vi giả mạo thương hiệu. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân khi thấy hoạt động sản xuất có vấn đề cũng như phát hiện sự giả mạo thương hiệu mình để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn kịp thời mà cụ thể là tòa án.37
Một việc cũng rất quan trọng để bảo vệ thương hiệu chính là doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động nhằm “đánh bóng thương hiệu”, tức là các hoạt động xúc tiến
thương mại mà đặc biệt là quảng cáo để cho người tiêu dùng biết đến và cảm thấy là tin tưởng vào thương hiệu đó hơn. Điều này có nghĩa là, theo tâm lý chung của người tiêu dùng không những Việt Nam mà cả người nước ngoài cũng vậy, khi thấy những sản phẩm được quảng cáo rầm rộ bằng cách thuê những người nổi tiếng hay phát trên các kênh truyền hình uy tín thì mặc nhiên họ sẽ nghĩ đó là những sản phẩm nổi tiếng và đáng tin cậy, cũng nhờ đó mà họ biết được về công dụng, mẫu mã, những ưu điểm nổi bật làm cho họ muốn sử dụng sản phẩm đó hơn. Một việc làm rất hay và hữu ích trong việc quảng cáo thương hiệu mà các doanh nghiệp nên học hỏi chính là việc tài trợ cho các chương trình từ thiện hoặc truyền hình vì những chương trình này thường có số lượng khán giả rất lớn. Khi thực hiện việc này, không những là doanh nghiệp đang được quảng cáo thương hiệu của mình đến với những khán giả đang xem chương trình đó, mà còn tạo được danh tiếng cho bản thân doanh nghiệp và giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Đó chính là những việc mà một doanh nghiệp trong thời đại mới cần làm để bảo vệ thương hiệu của mình.
37 Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ của Toà án được xác định như sau: 1.Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện; 2.Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của Toà án cấp tỉnh; 3.Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.
3.2.2. Tiếp thu, học hỏi những thành tựu tiến bộ từ bên ngoài và khắc phục những khó khăn trong nội bộ
Mặc dù Việt Nam là nước gia nhập vào WTO có phần muộn hơn so với nhiều nước khác trong khu vực do trải qua nhiều năm chiến tranh và công cuộc khôi phục đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta có cả một kho tàng thành tựu về nhiều mặt của cả thế giới để học hỏi. Cho đến khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới và đẩy mạnh hợp tác với các nước khác thì thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lớn vào thế kỉ XVIII-XIX và những năm cuối thế kỉ XX với sự ra đời của nhiều máy móc thiết bị và các nguồn năng lượng mới. Bên cạnh đó, các thành tựu về những thỏa thuận, hiệp định trong thương mại quốc tế mà cụ thể là các hiệp định của WTO cũng là những thành quả mà chúng ta không cần tốn công sức xây dựng. Chính vì vậy, những doanh nghiệp cần biết tận dụng những thành tựu này của thế giới. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, những người chủ hay người đại diện cho doanh nghiệp chắc chắn sẽ tiếp xúc và phát sinh quan hệ thương mại với doanh nghiệp hoặc thương nhân nước ngoài. Cho nên việc cần làm là tạo được mối quan hệ tốt đẹp với họ, học hỏi ở họ những biện pháp kinh doanh có hiệu quả, những cách quản lí doanh nghiệp, đào tạo nhân lực,… Đồng thời thông qua đó cũng tạo được ấn tượng tốt về đất nước và con người Việt Nam hiếu khách, thân thiện trong tư tưởng của bạn bè quốc tế. Không những thế, chủ doanh nghiệp cũng cần cho người lao động của mình có cơ hội tiếp cận với những sự đào tạo chuyên nghiệp từ các nước phát triển có thể bằng việc gửi họ đi học tập ở nước ngoài hay thuê chuyên gia về nước giảng dạy, nhằm tạo cho họ có kiến thức và tay nghề cao hơn. Đặc biệt là người lao động có cơ hội học hỏi được tác phong công nghiệp và cách làm việc nghiêm túc ở những nước phát triển và những nước công nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở đó, một điều rất quan trọng mà từ xưa đến nay chúng ta vẫn thừa nhận đó là giặc ngoài dễ chống mà giặc trong thì khó trị. Một doanh nghiệp cũng là một tập thể, một tổ chức bao gồm nhiều thành viên, những doanh nghiệp lớn còn có cơ cấu tổ chức phức tạp. Cho nên việc phát sinh những vấn đề nội bộ là không thể nào tránh khỏi. Những sự mâu thuẫn giữa người lao động với nhau; giữa chủ doanh nghiệp hay người quản lý với người lao động; sự thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình hay những hư hao, trục trặc trong quá trình sản xuất đều là những nguyên nhân tạo nên sự suy yếu của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với nội bộ trong những công ty cổ phần, khi có nhiều chủ sỡ hữu cùng chia sẽ nhau một
món lợi từ doanh nghiệp. Khi đó, vì lợi ích bản thân sẽ không khỏi tranh giành trong việc nắm quyền quản lí và thao túng doanh nghiệp. Từ đó gây nên những mâu thuẫn trong quá trình đưa ra hoặc quyết định những chính sách hay chiến lược kinh doanh. Chính vì vậy, những người chủ doanh nghiệp thực sự không thể bỏ qua những yếu tố dù là nhỏ nhất ấy. Thứ nhất, cần tổ chức kiểm tra thường xuyên những thiết bị, máy móc đảm bảo sự vận hành tốt của chúng, đầu tư sửa chửa hoặc đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng. Thứ hai, cần quan tâm về quan hệ của những người lao động trong công ty với nhau và với người quản lý, với chủ doanh nghiệp hoặc giữa những chủ doanh nghiệp và người quản lý với nhau. Trong một môi trường thân thiện luôn là động lực để con người cảm thấy hứng thú lao động. Bằng những buổi gặp gỡ, những buổi tiệc hay những chuyến du lịch và thậm chí là sự tham gia một phần sức lực của những người vốn dĩ đã quen với thế chỉ huy vào công việc chung cũng là một cách hoàn hảo để xây đắp mối quan hệ tốt trong tập thể. Đặc biệt là sự phân chia lợi ích đối với những chủ sở hữu phải công bằng trên cơ sở pháp luật và điều lệ công ty. Đó là những giải pháp hữu hiệu cho việc khắc phục những sự cố nội bộ.
3.2.3. Tìm hiểu và nắm vững những quy định của pháp luật trong nước và quốc tế
Cho dù trong phạm vi của một quốc gia hay quốc tế, quá trình hoạt động của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều được điều chỉnh bởi những hệ thống pháp luật . Đó vừa là khuôn khổ cho các hoạt động kinh doanh vừa là công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tức là khi hiểu rõ được những quy định đang điều chỉnh đến hoạt động kinh doanh của mình, giúp cho doanh nghiệp không bị lệch ra khỏi khuôn khổ chung của cộng đồng theo hướng tiêu cực hay vi phạm. Mặc khác, pháp luật còn là công cụ hữu hiệu nhất để doanh nghiệp bảo vệ mình khi bị cá nhân, tổ chức khác xâm hại. Còn trong hoạt động thương mại quốc tế, khi những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu đến các