5. Bố cục đề tài
2.1.4. Nguyên tắc Cạnh tranh công bằng (Fair competition)
Trong phạm vi thị trường của một nước hay rộng lớn hơn trên thị trường khu vực và thế giới thì việc làm cho sản phẩm của mình có sức cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác luôn là vấn đề hàng đầu. Chính vì vậy mà có những doanh nghiệp đã vì mục đích lợi nhuận đã thực hiện những hành vi mà theo luật của Việt Nam gọi là cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng đến hệ thống thương mại quốc tế.
Cũng chính từ vấn đề nan giải này mà WTO đã hình thành nên nguyên tắc Cạnh tranh công bằng (Fair Competition) thể hiện nội dung giúp cho các doanh nghiệp của các nước được tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau. Các quy định có liên quan đến cạnh tranh của WTO nằm rải rác trong các hiệp định. Ví dụ như trong Hiệp định GATS, Điều VIII buộc quốc gia thành viên không được để cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ độc quyền lạm dụng vị trí độc quyền; Điều IX yêu cầu các nước phải công nhận một số hành vi của doanh nghiệp là hạn chế cạnh tranh; Điều 11.3 Hiệp định Tự vệ yêu cầu không được ủng hộ hoặc khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện phân chia thị trường;… Như vậy là cũng giống như luật cạnh tranh của Việt Nam, WTO đưa ra những quy định cụ thể trong lĩnh vực này và bắt buộc các quốc gia thực hiện. Và một điều đặc biệt là nguyên tắc này được công nhận trong án lệ của vụ Uruguay kiện mười lăm nước phát triển vào năm 1962 về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Ðại hội đồng GATT đã phải thành lập một Nhóm Công tác để xem xét vụ này. Nhóm Công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lý việc áp đụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không trái với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những điều kiện cạnh tranh công bằng mà Uruguay có quyền mong đợi từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của Uruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Ðại hội đồng thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan đàm phán với Uruguay để thay đổi các cam kết, và nhân nhượng thuế quan trước đó. 25Chính vụ kiện này của Uruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển, giúp tăng khả năng cạnh tranh của những nước này trên trường quốc tế. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện
25 Nguyễn Bá Ngọc, WTO thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, năm 2005, trang 34.
ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
Mặc dù đưa ra các nguyên tắc có tính bắt buộc và rất nhiều các hiệp định, thỏa thuận được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc này, nhưng không phải lúc nào WTO cũng yêu cầu những nước thành viên phải đảm bảo tuyệt đối mà bên cạnh đó có rất nhiều ngoại lệ chung cho tất cả các nguyên tắc được quy định tại XX của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Các ngoại lệ được áp dụng khi thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ đạo đức cộng đồng, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người; liên quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng bạc; liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;… Tuy nhiên cũng cần lưu ý là để tránh những sự lạm dụng về các ngoại lệ, trong điều này có đưa ra một điều kiện để được hưởng là: “Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế,…” và một ngoại lệ cũng rất quan trọng được nêu ra tại Điều XXI cùng hiệp định này là ngoại lệ về an ninh. Theo như Điều này thì : Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:
a) áp đặt với một bên ký kết nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin mà bên đó cho rằng nếu bị điểm lộ sẽ đi ngược lại quyền lợi thiết yếu của về an ninh của mình; hoặc
b) để ngăn cản một bên ký kết có các biện pháp được cho là cần thiết để bảo vệ các quyền lợi thiết yếu tơí an ninh của mình:
i) liên quan tới chất phóng xạ hay các chất dùng vào việc chế tạo chúng; ii) liên quan tới mua bán vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh và mọi hoạt động thương mại các hàng hoá khác và vật dụng trực tiếp hay gián tiếp được dùng để cung ứng cho quân đội; được áp dụng trong thời kỳ chiến tranh hoặc các tình huống khẩn cấp trong quan hệ quốc tế khác; hoặc
c) để ngăn cản một bên ký kết có những biện pháp thực thi các cam kết nhân danh Hiến Chương Liên hợp Quốc, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Tóm lại, khi các nước muốn trở thành một nhân tố trong ngôi nhà thương mại chung của thế giới thì bắt buộc phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của
WTO. Trước khi tổ chức này ra đời, hầu hết các nước tham gia hệ thống thương mại quốc tế theo hai nguyên tắc MFN và NT trong GATT 1947 và các thỏa thuận khu vực. Tuy nhiên, từ năm 1995, khi WTO ra đời đã nêu ra những nguyên tắc gần như toàn bộ nhất làm tiền đề cho hầu hết các thỏa thuận và giao dịch thương mại trên thế giới. Có thể nói, trong khuôn khổ một quốc gia thì Hiến pháp là văn bản có hiệu lực cao nhất, làm nền tảng cho cả hệ thống pháp luật, còn trên phạm vi toàn cầu hiện nay thì các nguyên tắc của WTO là ngọn gió không bao giờ đổi hướng đẩy con thuyền thương mại quốc tế tiến xa hơn và từng bước vững mạnh hơn.