5. Bố cục đề tài
3.1.2.2. Khó khăn đối với doanh nghiệp mới hình thành, doanh nghiệp có quy mô
quy mô vừa và nhỏ
Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta: chiếm khoảng 70% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP,… Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những khó khăn giống như những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này còn đối mặt với nhiều khó khăn khác khi muốn đứng vững trên thị trường.
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể nói sự lo ngại lớn nhất chính là ở số vốn. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, khi các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng thì những chi phí cho việc quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị,… cũng như đầu tư cho mẫu mã, bao bì là rất lớn. Nhưng nếu như doanh nghiệp bị thiếu hụt về vốn thì cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn. Không những thế, khi kinh doanh thua lỗ, còn rất dễ bị phá sản do không có vốn và tài sản để trả nợ. Nói chung doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn khi bị thiếu hụt về vốn. Thứ hai, những doanh nghiệp này thường rất khó tuyển dụng được lao động có tay nghề và trình độ cao. Ngày nay khi giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới, số lượng những lao động có qua trường lớp, hay lao động có trình độ cao ngày càng nhiều. Nhưng theo xu thế chung những lao động này thường muốn làm việc ở những doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nước ngoài vì thu nhập và cơ hội phát triển sẽ nhiều hơn.
Nếu như bên cạnh sự lo ngại về vốn, về nguồn lao động thì những doanh nghiệp mới hình thành còn gặp những trở ngại lớn khi gia nhập thị trường vì chưa có kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và chưa có thị trường tiêu thụ. Hoạt động kinh doanh trong thời buổi kinh tế thị trường không phải đơn giản, nó đòi hỏi những chủ doanh nghiệp phải có kiến thức, trình độ cũng như có khả năng xem xét, nhìn nhận thị trường. Cho nên khi chưa có kinh nghiệm, đặc biệt là những chủ doanh nghiệp trẻ luôn muốn khẳng định uy tín, tìm kiếm lợi nhuận nhanh cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình nên dễ dẫn đến việc sản xuất nhiều trong khi chưa có thị trường tiêu thụ lớn, người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm nhiều hay quá chú trọng đến số lượng mà thiếu sự quan tâm đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, sự tìm kiếm một thị trường cho sản phẩm của những doanh nghiệp này cũng rất vất vả. Trong nước hiện nay đa số mỗi một thị trường sản phẩm liên quan đều có những doanh nghiệp đã ghi dấu tên tuổi với người tiêu dùng. Cho nên để đưa sản phẩm mới vào cạnh tranh là rất khó, phải cần có thời gian kèm theo các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như chất lượng và giá cả phải thật hợp lí.
Qua tìm hiểu và phân tích về những thuận lợi và khó khăn mà tất cả các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như nhỏ lẻ mắc phải chúng ta đều nhận thấy rằng đối với tình hình thực tế của nước ta hiện nay việc gia nhập WTO về bản chất là một vấn đề tốt đem lại nhiều cơ hội. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ chính bên trong nội bộ đất nước và cả bên ngoài mà bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều bất lợi lớn cho các doanh nghiệp nước ta. Cũng chính vì vậy mà trong những năm gần đây có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. Theo như Cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia: trong quý I năm 2013, cả nước có đến 15283 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động; so với cùng kì năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 6,8% với số vốn đăng kí giảm hơn 16%,…35