Những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới wto, thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp việt nam (Trang 34)

5. Bố cục đề tài

3.1.1.Những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam

Từ thời xưa, người Việt có một câu thành ngữ rất đúng đắn: “Phi thương bất phú”. Chúng ta biết rằng nếu muốn phát triển đất nước và đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chỉ có con đường thương mại mà cánh cửa để bước vào đó chính là WTO. Thông qua quá trình tìm hiểu về nó, chúng ta đều nhận thấy rằng không phải một cách ngẫu nhiên mà các nước trong đó có Việt Nam đều cố gắng trở thành thành viên của tổ chức này. Bởi vì khi bước vào đó, các doanh nghiệp trong nước, nền kinh tế quốc gia sẽ có những cơ hội thực sự lớn lao để phát triển, từ đó cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện, nhà nước và chế độ sẽ được ổn định, vững chắc.

Thứ nhất, các doanh nghiệp ngoài thị trường quen thuộc trong nước, có thể xâm nhập vào những thị trường mới với nhiều cơ hội lớn hơn để tìm kiếm lợi

nhuận. Thật vậy, số thành viên của WTO hiện nay đã lên đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên 90% thương mại toàn cầu. Trong đó bao gồm cả thị trường của những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, EU,… và những thị trường được xem là hấp dẫn bởi có dân số cao như: Trung Quốc, Ấn Độ, Canada,… Việc này đồng nghĩa là doanh nghiệp trong nước đã có thể tự do hơn để tiến vào các thị trường này. Theo báo cáo của tổng cục thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ bốn mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên tám mặt hàng năm 2010. Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: Hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn trước. Giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước. Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm. Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm. Như vậy kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất mạnh mà đặc biệt là các mặt hàng chủ lực và được xem là thế mạnh của nước ta như hàng dệt may, hải sản và lúa gạo. Về phần thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, các nước châu Á là thị trường đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%; thị trường các nước châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước.31 Đây là một trong những tín hiệu đáng vui mừng nhất cho nước ta, từ những thị trường quen thuộc là các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, chúng ta đã vươn xa hơn tăng kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, các nước Châu Âu và những thị trường có phần mới mẻ như Châu Phi và Châu Đại Dương.

Thứ hai, sản phẩm của Việt Nam dễ dàng tiến vào thị trường các thành viên khác do được đối xử bình đẳng và tăng khả năng cạnh tranh theo những nguyên tắc của WTO. Như đã phân tích ở trên, theo như nguyên tắc MFN và NT thì hàng hóa, dịch vụ và các sản phẩm liên quan đến sở hữu trí tuệ của Việt Nam khi cùng với các sản phẩm cùng loại đến từ những nước khác trong điều kiện bình thường sẽ không bị phân biệt đối xử với nhau và với sản phẩm cùng loại trong nước. Mà đặc biệt là nước ta sẽ được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện thành tựu cắt giảm

31 Tổng cục Thống kê, Kinh tế xã hội thời kì 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu,

thuế quan của WTO và GATT trong suốt gần bảy mươi năm qua. Đây là một thuận lợi rất lớn cho Việt Nam, khi nước ta vốn dĩ là một nước đang phát triển. Chúng ta phải mất chi phí rất lớn sản xuất ra các sản phẩm của mình để xuất khẩu mà chủ yếu là hàng hóa, từ việc chi phí lao động, nguyên vật liệu, vận chuyển,… Đặc biệt là chi phí mua những dây chuyền công nghệ hay kĩ thuật từ những nước khác. Cho nên nếu sản phẩm của Việt Nam không được đối xử một cách ngang bằng, có thể là bị áp dụng mức thuế cao hơn, thì sẽ mất đi khả năng cạnh tranh về giá vì dù cho chất lượng có tốt đi chăng nữa thì trong thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn này, một bộ phận lớn người tiêu dùng vẫn ưu tiên chọn sản phẩm có giá cả tương đối thấp. Đặc biệt có thể thấy một điều là được hưởng lợi nhiều nhất từ việc này là các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp của nước ta với những con số cụ thể như sau: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 8% mà đáng kể nhất là sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 12,3% so với năm 2006, tương đương 4,9 triệu tấn. Bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 sản lượng lương thực tăng 2,4% (trong đó sản lượng lúa tăng 2,2%/năm). Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao lượng xuất khẩu. 32

Điều này hoàn toàn không khó hiểu về những con số rất tích cực như vậy, từ xưa đến nay nước ta vốn dĩ có thế mạnh về sản xuất các mặt hàng nông-lâm-ngư nghiệp, là nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nhiều năm qua. Chính vì vậy, khi ngày nay có được đầu ra tốt hơn với lợi nhuận cao hơn các mặt hàng này được tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nhầm phục vụ tối đa cho nhu cấu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm của Việt Nam đảm bảo được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu như trước đây khi xuất khẩu vào một nước, các doanh nghiệp Việt Nam phải lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống luật cạnh tranh của nước đó và các chính sách bảo hộ sản xuất hay những ưu đãi trong nước. Do vậy, khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, hình thức,… bị giảm sút do điều kiện không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, khi là thành viên của WTO, các mối lo ngại trên đã dần biến mất, chúng ta chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu; bao bì, mẫu mã đẹp; các hình thức xúc tiến thương mại kèm theo,…

32 Tổng cục Thống kê, kinh tế xã hội thời kì 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu,

Thứ ba, doanh nghiệp có nhiều điều kiện hơn để tiếp xúc với các tiến bộ khoa học- kĩ thuật, nguồn lao động và nguồn vốn từ bên ngoài. Hiện nay, hầu hết các quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới đều cùng Việt Nam đứng dưới một mái nhà chung. Cho nên các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán của mình có nhiều điều kiện hơn để học hỏi những kinh nghiệm, tiến bộ từ bên ngoài hay thuê lao động có trình độ cao, chuyên gia về làm việc. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, khi nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa thì việc tiếp thu những thành tựu từ những nước hậu công nghiệp hóa là rất quan trọng. Cụ thể của quá trình này đã đạt được những thành tựu như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 63,2% so với năm 2006. Bình quân trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,3%; công nghiệp chế biến tăng 15%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,1%), trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 16,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ giảm 1,7%; công nghiệp chế biến tăng 19%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 11,1%); giai đoạn 2008- 2010 tăng 11,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 1,6%; công nghiệp chế biến tăng 12,4%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,8%).33

Tóm lại, trong quá trình hội nhập vào WTO, có thể nói những thuận lợi mang lại cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung là thật sự rất lớn. Từ đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu và kết quả đáng kể trong sản xuất, kinh doanh mà đặc biệt là xuất khẩu. Hy vọng rằng trong tương lai, toàn thể doanh nghiệp và nhà nước ta sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh này để hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3.1.2. Những khó khăn còn vướng phải trong quá trình hội nhập

Bên cạnh những thuận lợi mà việc gia nhập WTO mang lại, doanh nghiệp trong nước tuy có thêm nhiều thị trường mới, tuy có điều kiện để tăng sức cạnh tranh và tiếp thu tiến bộ từ bên ngoài,… Nhưng những khó khăn mà quá trình hội nhập mang lại cũng là một vấn đề thực sự nghiêm trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thấy cũng như tìm cách khắc phục mới có thể tồn tại và phát triển.

33 Tổng cục Thống kê, kinh tế xã hội thời kì 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu,

3.1.2.1. Khó khăn đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hình thành lâu đời, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và hội nhập

Điều đầu tiên có thể nhận thấy là các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài và từ chính những doanh nghiệp khác trong nước. Khi doanh nghiệp nước ta có thể vươn xa hơn tới những thị trường mới cũng có nghĩa là thị trường trong nước cũng phải tiếp nhận sự gia nhập của những doanh nghiệp nước ngoài. Nhìn chung trong mắt các doanh nghiệp xuyên quốc gia thì Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn: có dân số đông đứng hàng thứ mười bốn trên thế giới, người dân Việt Nam rất thích mua và sử dụng đồ ngoại nhập, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng lên,… Đặc biệt là nhà nước ta cũng phải dành những ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài theo đúng các nguyên tắc của WTO và sự bảo hộ sản xuất trong nước về nguyên tắc đã mất dần sự tồn tại. Chính vì vậy, sản phẩm nội địa bắt buộc phải có sự cải tiến để thích nghi kịp thời. Mặc dù nhà nước đã có những kêu gọi để khuyến khích người dân dùng hàng trong nước như “Người Việt dùng hàng Việt”, tuy nhiên nếu sản phẩm trong nước không đáp ứng được nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng thì vẫn không thể cạnh tranh được. Đó là chưa kể đến việc người dân có tư tưởng “sính ngoại”, thích mua và sử dụng hàng ngoại nhập mặc dù chất lượng có thể bằng hoặc thấp hơn sản phẩm trong nước mà giá lại cao hơn. Một thực tế cho thấy rằng đối với thị trường sữa của Việt Nam, ngày nay càng có nhiều loại sữa ngoại nhập với giá cao từ các công ty nước ngoài như: Abbott, Duch lady, Dumex,… với giá cao ngất ngưỡng so với các sản phẩm của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk nhưng chất lượng thì vẫn như nhau. Điều này đã được các chuyên gia xác nhận tuy nhiên điều bất hợp lí là một bộ phận lớn người dân vẫn tin dùng sữa ngoại làm cho các loại sữa này thao túng đến 70% thị trường sữa của nước ta. Bên cạnh đó, chính những doanh nghiệp trong nước có sản phẩm cùng loại cũng phải cạnh tranh gay gắt với nhau vì suy cho cùng thị trường thế giới ngày nay càng trở nên thống nhất hơn thì quá trình vận động của các doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước đều gần như diễn ra trên cùng một thị trường. Chính vì vậy để có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài điều đầu tiên là phải đứng vững ngay từ trong nước. Chính sự cạnh tranh nội bộ này trong một số trường hợp đã khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, bị loại bỏ khỏi thị trường mà điển hình nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu: trong những năm gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất với quy mô lớn nhằm cạnh

tranh thu mua và sản xuất nhưng lại không đầu tư vào nguồn nguyên liệu dẫn đến không đủ nguyên liệu cho sản xuất, hoạt động một cách cầm chừng, không đủ thanh toán các chi phí làm cho doanh nghiệp nợ nần và một số phá sản mà ví dụ điển hình là các công ty lớn như: Công ty TNHH An Khang ( khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ), Công ty cổ phần thủy sản Bình An, Công ty TNHH Thiên Mã,… Có thể nói, những sức ép của quá trình cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, làm sao cho người tiêu dùng chú ý và thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm đó. Đặc biệt là phải có kinh nghiệm trong sản xuất và cạnh tranh, nếu không một cách nhanh chóng doanh nghiệp đó sẽ bị loại khỏi thị trường.

Một khó khăn nữa cũng rất dễ dàng nhận thấy là việc phải vượt ra những rào cản về kỹ thuật, tiêu chuẩn và chất lượng khi xâm nhập vào thị trường các nước phát triển. Nước ta vốn dĩ vừa mới thoát khỏi tình trạng nước nghèo khi bước sang thế kỉ XXI, chính vì vậy nhu cầu về chất lượng tiêu dùng của người dân chưa cao so với những nước phát triển, chủ yếu là chú trọng những sản phẩm có giá cả hợp với túi tiền. Do đó, đa số doanh nghiệp trong nước cũng không có thói quen và kinh nghiệm sản xuất những mặt hàng chất lượng cao. Nhưng khi xâm nhập vào các thị trường những nước phát triển thì hàng rào về kĩ thuật thường rất khắc khe. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu không thể đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật này thì rất dễ bị thua lỗ hay dẫn đến phá sản.

Thứ ba là một vấn đề rất bức xúc và có thể nói là sự lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp lớn đã có sự thành công trong việc đem sản phẩm Việt Nam đến với bạn bè quốc tế đó là việc bảo vệ thương hiệu của mình. Hiện nay, trong các văn bản luật và dưới luật của Việt Nam chưa đề cập rõ ràng về khái niệm thương hiệu nhưng nó đã được sử dụng rất phổ biến trong thương mại. Khi nói đến thương hiệu tức là nhắc đến một sản phẩm gắn liền với một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó đã đi vào đời sống và lưu lại trong tâm trí người tiêu dùng. Vai trò của thương hiệu rất quan trọng trong kinh doanh, một sản phẩm có thương hiệu tức là đã được xếp hạng trong thị trường và đã chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Một người có uy tín lớn trong lĩnh vực Marketing, Alvin Achenbaum đã cho rằng:

“Phân biệt một hàng hóa đã có thương hiệu với một hàng hóa giống hệt khác không có thương hiệu chính là sự đánh giá và cảm nhận của người tiêu dùng về các thuộc tính của sản phẩm và biểu hiện của các thuộc tính đó được đại diện bởi một thương hiệu và doanh nghiệp gắn với thương hiệu đó.” Không những thế,

thương hiệu của một sản phẩm còn đại diện cho cả một tỉnh thành, một vùng miền hay cả một quốc gia và một dân tộc. Hiện nay, trong mắt bạn bè quốc tế, nước ta có những thương hiệu đã gắn liền với hai chữ Việt Nam như: Vinacafe, kẹo dừa Bến Tre, thuốc ho Bảo Thanh, bánh Kinh Đô, lụa Thái Tuấn,… Chính vì vậy việc

Một phần của tài liệu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới wto, thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp việt nam (Trang 34)