5. Bố cục đề tài
2.1.2. Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)
Khác với nguyên tắc nền tảng Đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc NT xuất hiện muộn hơn và trước khi GATT 1947 ra đời nó hoàn toàn không được đề cập đến trong thương mại quốc tế. Nhưng sau khi được đưa vào Điều III của GATT 1947, nó đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong các hiệp định song phương và đa
23 Nguyễn Bá Ngọc, WTO thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, năm 2005, trang 28.
phương giữa các quốc gia. Và cũng giống như MFN, NT được quy định tại ba hiệp định chính của WTO là Điều III Hiệp định GATT, Điều XVII Hiệp định GATS và Điều III Hiệp định TRIPS. Cũng cần nói thêm là trong số những nguyên tắc hoạt động của WTO thì MFN và NT được nêu rõ ràng nhất, được thể hiện cụ thể bằng các điều đầu tiên trong các hiệp định, còn những nguyên tắc còn lại chủ yếu được nêu rải rác và đan xen vào các điều khác nhau.
Nguyên tắc Đối xử quốc gia được viết theo tiếng anh có nghĩa là National Treatment (NT). Cũng nhìn nhận tương tự như MFN trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế thì nguyên tắc NT được hiểu là công dân của quốc gia sở tại thì ngang bằng với người nước ngoài về quyền và nghĩa vụ. Suy ra cho Thương mại quốc tế thì có nghĩa là: các hàng hóa, dịch vụ và quyền sỡ hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử giống như những sản phẩm cùng loại trong nước, tức là không cho phép có sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ những nước thành viên khác. Khi phân tích về NT, cái nhìn ban đầu chúng ta nghĩ ngay là WTO đưa ra nó nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường nội địa của một nước nhất định, mà thường là những nước phát triển và có đông dân số. Tuy nhiên, mục đích sâu xa của NT còn nằm ở một khía cạnh khác, khi chúng ta nhìn từ góc độ nền kinh tế trong nước. Khi ngày càng có nhiều những sản phẩm cùng loại từ bên ngoài được nhập khẩu vào mà nó lại được nhà nước đối xử giống như sản phẩm nội địa thì mối lo ngại lớn nhất thuộc về các doanh nghiệp trong nước. Từ sự cạnh tranh này, thúc đẩy những doanh nghiệp trong nước vốn dĩ đã quen được sự bảo hộ phải vận động không ngừng, phải cải tiến để cho ra đời những sản phẩm chất lượng, mang tính cạnh tranh cao. Do đó, những doanh nghiệp này năng động hơn, nền sản xuất trong nước phát triển hơn và lợi ích của người tiêu dùng được nâng cao. Đây mới chính là mục đích quan trọng nhất mà các nước muốn hướng đến. Để minh họa rỏ hơn về NT, có thể nhìn nhận từ thực tế của Việt Nam: Một trong những mặt hàng nhập siêu nhiều nhất của nước ta là xăng dầu và nước mà thu được lợi nhuận lớn nhất từ việc này là Singapore. Khi cả hai đều là thành viên của WTO thì Việt Nam trong điều kiện bình thường không có ngoại lệ buộc phải đối xử công bằng giữa xăng dầu nội địa và sản phẩm cùng loại này từ Singapore. Chính vì vậy, mà doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với xăng dầu nhập khẩu. Từ đó, thúc đẩy nền sản xuất
xăng dầu phát triển không ngừng và đến một lúc nào đó thì Việt Nam có thể sánh ngang tầm với các quốc gia khác trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, phạm vi phạm áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Ðối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối, vận chuyển. Ðối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.24